Cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022
Năm 2021 là một năm đầy biến động với tình hình kinh tế thế giới và trong nước đối diện với nhiều khó khăn, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt những thành quả nhất định, hệ thống giao dịch hoạt động thông suốt, thị trường ổn định, tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và thanh khoản, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, qua đó khẳng định vị trí, vai trò của mình là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Nhìn vào các chỉ số có thể thấy: Trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11/2021 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 28/12/2021, VN-Index đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đạt mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020. Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng mạnh trong thời gian gần đây đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên.
Việc nhà đầu tư chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản chứng khoán là điều chúng ta hướng đến bây giờ đã làm được. Trước nay chúng ta nghĩ rằng nhà đầu tư nước ngoài dẫn dắt thị trường thì bây giờ nhà đầu tư nước ngoài không còn dẫn dắt thị trường nữa. Nhà đầu tư nước ngoài bán ra thì thị trường tiếp tục tăng trưởng. Tuy là những điều bất thường nhưng lại là những điều tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dựa trên triển vọng hồi phục khả quan của kinh tế Việt Nam, các chuyên gia chứng khoán bày tỏ triển vọng tích cực đối với thị trường chứng khoán trong năm 2022. Tuy nhiên, thị trường có thể diễn biến thận trọng trong nửa đầu năm, do ảnh hưởng từ các lo ngại về lạm phát cao, lãi suất tăng, tiêu dùng nội địa yếu và tăng trưởng lợi nhuận thấp.
Với lạm phát đang được duy trì ở mức bình ổn và các yếu tố kinh tế vĩ mô trong năm 2022 được dự kiến tích cực, Việt Nam có lẽ không chịu áp lực phải thắt chặt chính sách tiền tệ theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED.
Bên cạnh đó, việc FED nâng lãi suất gây áp lực cho dòng tiền nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam có lẽ cũng không gây tác động quá đáng kể do nhà đầu tư cá nhân trong nước đang chiếm tỉ trọng rất lớn, hơn 85% giá trị toàn thị trường (tính đến cuối năm 2021) và dòng vốn nước ngoài cũng đã rút ròng đáng kể trong năm 2021.
Dựa trên triển vọng nền kinh tế 2022 và dữ liệu lịch sử, chuyên gia đánh giá: "Khả năng VN-Index sẽ không có những đợt điều chỉnh mạnh như năm 2018 khi FED công bố thắt chặt chính sách tiền tệ’’.
Với tình hình cầu tiêu dùng như hiện nay, nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu. Cơ hội phục hồi cho các ngành dịch vụ như hàng không và du lịch có thể quay lại từ nửa cuối 2022.
Ngay trong nửa đầu năm 2022, công ty chứng khoán dự báo vẫn có thể có một số ngành có thể tăng trưởng vượt trội bất chấp khó khăn gồm Xuất khẩu: thủy sản, dệt may và vận tải biển, và M&A là những ngành vô cùng triển vọng. Một số loại hàng hóa có thể đạt mức giá cao trong nửa đầu năm 2022 bao gồm phân bón, thủy sản, hóa chất và mía đường. Ngành hưởng lợi từ đầu tư công là xây dựng, bất động sản dân cư và bất động sản Khu công nghiệp. Ngành hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp gồm chứng khoán và bất động sản dân cư.
Bên cạnh đó biến chủng mới Omicron tiếp tục phủ nỗi lo lên toàn cầu, trong khi thế giới lo lắng về hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lo lắng về khả năng lạm phát, về tình hình chính trị châu Âu biến động, về giá lương thực, thực phẩm cao kỷ lục… Nhưng tuy nhiên ở các bài phân tích trước, những tác động của thế giới không là ảnh hưởng tới nền kinh tế ở Việt Nam và thị trường chứng khoán quá lớn. Trước tiên những rủi ro lớn trong nước như biến thể mới Omicron của dịch bệnh là thách thức cần phải vượt qua trong năm mới.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều đồng thuận cho rằng, năm 2022, kinh tế vĩ mô và sức khỏe doanh nghiệp sẽ tiếp tục phục hồi, nên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 vẫn được dự báo tích cực.
Năm 2022, sự quay lại của cổ phiếu giá tốt.
"Điều quan trọng hơn là thấy sự quay trở lại của cổ phiếu cơ bản, tức là những ngành tốt, doanh nghiệp tốt sẽ trở lại dẫn dắt thị trường vì theo chu kỳ tâm lý, khi nhìn thấy rủi ro, nhà đầu tư sẽ có cảm giác đã đến lúc phải dừng lại, tìm đến cơ hội an toàn để bảo toàn tài sản đã tích lũy".
Cổ phiếu PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) mã cổ phiếu tăng trưởng đều đặn cho các nhà đầu tư. PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Đặc biệt phải kể đến, trong báo cáo kinh doanh gần nhất, PGT Holdings tiếp tục báo lãi trong quý 4/2021. Đó là một thông tin không quá bất ngờ cho các nhà đầu tư, khi rất nhiều dự báo trước đó đã nhận định. Kết quả là quý 04 năm 2021, PGT đã thoát lỗ so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận lãi ròng hơn 597 triệu đồng.
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Thêm vào đó, chuỗi lên điểm liên tiếp đầu năm Nhân Dần khẳng định, cổ phiếu PGT đang được các nhà đầu tư rất quan tâm và được đánh giá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/2/2022, cổ phiếu PGT khớp lệnh thành công 11,754 cổ phiếu với giá đóng cửa 10,900 VNĐ.
Đặc biệt, thông tin vừa công bố ngày 8/2 của PGT Holdings khiến nhiều nhà đầu tư rất quan tâm Công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo_ đăng ký mua 700,000 cổ phiếu. Được biết, mục đích của công ty TNHH Thương mại Đầu tư HaLo khi quyết định đăng lý mua cổ phiếu của PGT là để đầu tư sinh lời. Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch 9/2/2022, và dự kiến kết thúc 25/2/2022. Cùng với đó là thông tin cổ phiếu PGT đang trong chuỗi lên điểm liên tiếp trong các phiên giao dịch đầu năm một lần nữa khẳng định, cổ phiếu PGT ngày càng phản ánh đúng giá trị phát triển đầy tiềm năng của doanh nghiệp.
Bước sang phiên giao dịch ngày 10/2/2022, thị trường chứng khoán được phiên rung lắc mạnh, khi VN-Index lấy lại sắc xanh vào phút cuối. Đóng cửa, VN-Index tăng 1,41 điểm (0,09%) lên 1.506,79 điểm, HNX-Index tăng 4,05 điểm (0,95%) đạt 428,24 điểm, UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,57%) lên 112,64 điểm.
Cổ phiếu PGT Holdings ngày 10/2/2022.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/2/2022, cổ phiếu PGT vẫn chiếm ưu thế khi giữ nguyên giá 10,900 VNĐ (giá đóng cửa cổ phiếu PGT ngày 9/2: 10,900 VNĐ) và khớp lệnh thành công 11,754 cổ phiếu.
Do đó mã cổ phiếu PGT của PGT Holdings là một mã chứng khoán rất đáng lưu ý cho các nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động M&A nói chung.
PVTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.