Công đoàn các cấp chi hơn 4.300 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động
Để kịp thời chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ người lao động, Công đoàn các cấp đã chi và đang triển khai thủ tục chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính Công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 4.375 tỉ đồng.
- Công đoàn Y tế Việt Nam trao 100.000 suất ăn cho cán bộ y tế tuyến đầu
- Đồng Nai: Doanh nghiệp phối hợp với Công đoàn cơ sở hỗ trợ người lao động “3 tại chỗ”
- Công đoàn ngành Công thương Thái Bình hỗ trợ công nhân bị ảnh hưởng bởi Covid -19
- Hạnh phúc của người lao động là niềm vui của người cán bộ công đoàn
Ngày 15-9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có báo cáo kết quả chăm lo, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn đối với đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 lần thứ tư (từ ngày 27-4-2021).
Với mong muốn kịp thời chăm lo, hỗ trợ, bảo vệ người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ và chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực vào cuộc để động viên, thăm hỏi, tặng quà, chuyển nhu yếu phẩm khẩn cấp cho công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhất là những người khó khăn do mất việc, giảm việc làm, nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Đến ngày 13/9, Công đoàn các cấp đã chi và đang triển khai thủ tục chi hỗ trợ người lao động và các lực lượng tuyến đầu chống dịch từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với tổng số tiền trên 4.375,882 tỷ đồng.
Trong đó, chi trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 1.121,773 tỷ đồng; Chi ủng hộ và vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19, chuyển về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 333,044 tỷ đồng; Chi ủng hộ và vận động ủng hộ vào Quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19: 293,881 tỷ đồng.
Chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch COVID-19 trên 200 tỷ đồng; Chi hỗ trợ đoàn viên,người lao động tham gia sản xuất "3 tại chỗ" tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách trên 1.000 tỷ đồng; Chi trực tiếp tại các công đoàn cơ sở theo các mức ban hành chung từ trước đối với người lao động khó khăn 1.396,223 tỷ đồng.
Về chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68, tính đến ngày 11/9, theo báo cáo từ 27 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố đã hỗ trợ được cho 1.163.017 đoàn viên, người lao động với số tiền hỗ trợ là trên 1.677 tỷ đồng và có 170.640 doanh nghiệp được giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền 1.068 tỷ đồng.
Để Nghị quyết 68 hỗ trợ kịp thời người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động đang kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung thêm đối tượng người lao động chưa được ký hợp đồng lao động, chưa được tham gia BHXH cũng được quan tâm hỗ trợ như đối tượng không có quan hệ lao động (lao động tự do) để giảm bớt khó khăn cho người lao động.
PV (T/h)Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.