Công nghệ kỹ thuật ô tô: Nghề “khát” nhân lực chất lượng cao

Tiếp thị số
03:04 PM 24/02/2023

Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hyundai Thành Công và Vinfast, lượng xe bán ra trong năm 2022 đạt mức kỷ lục 509.141 chiếc. Con số này đánh một dấu mốc mới của nền công nghiệp xe hơi Việt Nam sau 30 năm phát triển. Nhu cầu mua ô tô ngày càng lớn, doanh nghiệp liên tục mở rộng quy mô sản xuất khiến nhân lực ngành ô tô được dự báo sẽ “đắt giá”.

Doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật ô tô gặp khó vì thiếu nhân lực

Công nghệ kỹ thuật ô tô là một trong những ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để chuyển mình từ một tổ hợp thiết bị cơ - điện thông thường thành một cỗ máy thông minh với mức độ tự động hóa và khả năng kết nối cao, ngành công nghệ ô tô đã và đang phải thích nghi dần với biến đổi của thời đại và phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.

Công nghệ kỹ thuật ô tô: Nghề “khát” nhân lực chất lượng cao - Ảnh 1.

Tọa đàm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, được Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ chức

Công nghiệp ô tô được nhận định là một ngành đi đầu và kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Tại Việt Nam, tuy công nghiệp ô tô đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, nhưng cũng đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành công nghệ ô tô, cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn lao động với trình độ tay nghề cao đang cực kỳ rộng mở. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả 10-30 triệu đồng mỗi tháng để tìm kỹ sư hệ thống ô tô và điều khiển.

Công nghệ kỹ thuật ô tô: Nghề “khát” nhân lực chất lượng cao - Ảnh 2.

Sản xuất ô tô - Nguồn Internet

Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây, các tập đoàn ô tô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc như BMW, Toyota, Honda, Ford, GM hay Kia, Huyndai,… tại Việt Nam đều đặn tổ chức tuyển dụng hàng năm nhưng "nguồn" vẫn không đủ. Ngoài ra, các doanh nghiệp ô tô lớn của Việt Nam như VinFast, Trường Hải, Huyndai Thành Công đều có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất nên nhu cầu nhân lực ngành kỹ thuật ô tô sẽ tiếp tục tăng lên.

Vì vậy, nhân lực ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi được đào tạo sẽ không phải lo lắng về vấn đề việc làm. Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;...

Địa chỉ tin cậy trong đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Hiện nay, tại Việt Nam các trường đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô đã có khá nhiều. Tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều và đào tạo còn mang tính thực nghiệm nên sinh viên không được thực hành và tiếp cận thực tế. Điều đó khiến cho nhiều sinh viên khi ra trường còn bỡ ngỡ và các doanh nghiệp phải mất chi phí đào tạo lại.

Đón đầu xu hướng, từ năm 2023 Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ chức tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô với hai phương thức xét tuyển là: xét tuyển kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển học bạ THPT.

Công nghệ kỹ thuật ô tô: Nghề “khát” nhân lực chất lượng cao - Ảnh 2.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị trong giờ thực hành

Học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô - máy động lực, hệ thống truyền động - truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,…để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện - điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô,…

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại xưởng thực hành ô tô được đầu tư quy mô ngay tại trường. Song song đó, là cơ hội được tham gia thực tập tại các xưởng lắp ráp ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom,…lớn. Do vậy, sinh viên ra trường có thể áp dụng được ngay những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật vào công việc của mình.

Công nghệ kỹ thuật ô tô: Nghề “khát” nhân lực chất lượng cao - Ảnh 3.

Phòng thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Phương thức tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô năm 2023 của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị:

- Phương thức 1: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023, sử dụng kết quả 03 môn từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển.

- Phương thức thứ 2: Xét tuyển học bạ THPT, tổng điểm trung bình năm lớp 12 theo tổ hợp 3 môn xét tuyển ≥ 18 điểm.

Để biết thêm thông tin chi tiết thí sinh có thể truy cập:

Website https://utm.edu.vn

Fanpage https://www.facebook.com/TruongDaiHocCongNgheQuanLyHN

Hoặc liên hệ Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Địa chỉ: Lô 1 - 4, Số 431 Tam Trinh, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Điện thoại: (024) 37632 890 / 0888.434.289

Với những điều kể trên, khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị chắc chắn sẽ là một lựa chọn tốt cho những bạn đam mê ngành kỹ thuật này.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.