Công nghệ làm lạnh mới sẽ giúp nâng cấp hệ thống bảo quản thực phẩm?

Quốc tế
12:19 PM 14/03/2023

Một trong những thay đổi về hành vi của người tiêu dùng sau thời kỳ đại dịch là mua thực phẩm trực tuyến. Khi đặt hàng thực phẩm trực tuyến đang trở thành xu hướng, việc giao hàng trở nên quan trọng hơn và cần đầu tư về mặt lưu trữ, bảo quản.

Theo Viện Thực phẩm Đông lạnh Hoa Kỳ, năm 2022, người tiêu dùng đã chi tới 72,2 tỷ USD cho thực phẩm đông lạnh để tích trữ và đang có xu hướng tăng lên. Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà cung cấp và đơn vị vận chuyển cần đầu tư hơn trong công nghệ bảo quản, trữ đông.

photo-1678762619054

Ảnh: AFP

Tất cả thực phẩm bao gồm hải sản đông lạnh, thịt chế biến, đồ ăn nhẹ và kem... là những mặt hàng thiết yếu cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp trước và trong khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Một số mặt hàng dược phẩm như thuốc hay vaccine cũng có thể yêu cầu được lưu trữ và vận chuyển qua chuỗi cung ứng lạnh. 

Ở bất kỳ công đoạn vận chuyển nào (từ container lạnh, nhà kho, nơi lưu trữ, xe vận chuyển chuyên dụng đến điểm giao cuối cùng), các loại thực phẩm, dược phẩm này đều yêu cầu được bảo quản nghiêm ngặt.

Công nghệ làm lạnh rất quan trọng đối với việc cung cấp thực phẩm, nhưng chúng đã dần lỗi thời, đặc biệt là trong thời đại của các ứng dụng bán dẫn tiên tiến trong các thiết bị điện tử.

Công ty thiết bị nhiệt điện lạnh Phononic có trụ sở tại Tam giác nghiên cứu của Bắc Carolina đã nâng cấp chuỗi cung ứng lạnh bằng cách lắp thiết bị bán dẫn làm mát vào hệ thống làm lạnh chủ động trong các thùng đựng thực phẩm.

photo-1678762621666

Ảnh: Phononic

Ông Toni Atti, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Phononic, giải thích tại nhà kho của các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, họ đang phải đối mặt với khó khăn khi phải liên tục bật nhiệt độ làm lạnh cố định để bảo quản thực phẩm. Các giải pháp làm mát trong không gian rộng dựa trên các công nghệ cũ đều không hoàn hảo, kém hiệu quả, không ổn định và tốn kém.

Trong quá trình vận chuyển, hệ thống làm mát sản phẩm mới sử dụng ít năng lượng hơn nên rất thân thiện với môi trường và cải thiện tính bền vững. Hơn nữa, hệ thống làm lạnh chủ động được giám sát bằng Wi-Fi hoặc dữ liệu di động, có thể thực hiện các lệnh từ xa để kiểm soát nhiệt độ mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, thay vì hệ thống phải làm mát cả kho hay toàn bộ xe chở hàng, hệ thống chỉ làm mát khu vực chứa thực phẩm, giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí hơn.

Hệ thống làm lạnh chủ động của Phononic ông Atti ước tính trị giá 20 tỷ USD chỉ là một trong những chiến lược nhằm cạnh tranh, giành thị trường lưu trữ chuỗi đông lạnh với các đơn vị khác.

Ngọc Quỳnh (Theo CNBC)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.