Công nhân lao động cần chủ động hơn trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (gọi tắt là CMCN 4.0) đang bùng nổ mạnh mẽ với sự phát triển của công nghệ, thông tin, điều khiển, tự động hóa. Điều đó vừa là cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đổi mới với lao động Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp mới.
Không thể chủ quan
Sau ba cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong lịch sử, cuộc cách mạng công nghiệp làn thứ 4 (Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) dựa trên 3 lĩnh vực đó là :Kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhiều công đoạn sản xuất sẽ thay thế bằng máy móc. Việt Nam hiện có tới 54 triệu lao động, nhưng có tới gần 70% làm việc phi chính thức, lao động chân tay, lao động chưa qua đào tạo.
Trong 2,8 triệu công nhân lao động trong các Khu công nghiệp, có đến 80% lao động chưa qua đào tạo, làm việc giản đơn, có nguy cơ bị máy móc thay thế. Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, có tới 9,2 triệu lao động ngành Dệt may và Da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa, 86% lao động của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa. Chính vì điều đó, người lao động nước ta phải xác định được những thách thức và chủ động đối mặt có hiệu quả trước cuộc cách mạng đang bùng nổ chóng mặt này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó chính là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, những công nhân lao động ở các nhà máy, các Khu công nghiệp chỉ được đào tạo sơ qua vài buổi là họ có thể nhận vào làm việc ở những công đoạn rất giản đơn.
Đơn cử như chị Đỗ Thị Tới- công nhân làm việc tại công ty Exedy Việt Nam cho biết đã làm việc ở công ty được 4 năm với công việc dán nhãn vào sản phẩm nên chỉ qua vài ngày làm quen chị đã được làm việc chính thức. Bên cạnh đó, năng suất lao động của chúng ta còn rất thấp; theo báo cáo năng suất lao động Việt Nam (năm 2015), năng suất lao động Việt Nam theo giá hiện hành đạt 3.660USD (chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan, 48,5% của Philipin).
Hay nói cách khác, một người Singapore có năng suất lao động bằng 23 người Việt Nam, một người Thái Lan bằng 3 người Việt Nam. Nguyên nhân nữa là, tay nghề và kỹ năng mềm lao động chúng ta còn yếu. Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến quý IV/2016, cả nước có 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, trong đó 471.000 người có chuyên môn kỹ thuật. Một phần cũng do cơ cấu cung- cầu của thị trường lao động nhưng chủ yếu là do lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thách thức về việc thừa lao động phổ thông nhưng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao chính là thực tế đáng lo ngại đòi hỏi chúng ta cần có những giải pháp chủ động hơn thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra.
Cuộc CMCN 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ trên nhiều phương diện và ngành nghề. Ảnh minh họa
Cần nâng cao nhận thức
Rất nhiều những công nhân lao động khi được hỏi về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì đều chưa biết, thậm chí còn chưa nghe và đối với họ để máy móc thay thế công việc của con người thì còn quá xa vời. Cuộc cách mạng này đòi hỏi nguồn nhân lực Việt Nam phải thay đổi "luật chơi", mà tổ chức công đoàn có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ việc làm cho người lao động, tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người lao động hiểu và chủ động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệ của mình.
Lao động ngành dệt may sẽ đối mặt với nhiều thách thức thức trước cuộc CMCN 4.0. Ảnh minh họa
Để đáp ứng được xu thế đặt ra, tự mỗi người lao động cần phải có năng lực, trí tuệ, bởi trong nền kinh tế sáng tạo, bản thân mỗi người phải cần sáng tạo. Các cấp công đoàn cần chú trọng khâu đào tạo, đưa ra những giải pháp để người lao động được tiếp cận, bổ trợ những kiến thức nghề nghiệp, khuyến khích đào tạo lao động trẻ theo công nghệ mới, nâng cao vị thế của người lao động Việt Nam. Phải xác định cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu, nó đang diễn ra và không gì có thể cưỡng lại được.
Chúng ta phải đi trước đón đầu, rèn luyện kỹ năng cần thiết cho một nền kinh tế thông minh và công nghiệp hóa. Với nhiệm vụ của tổ chức công đoàn hiện nay càng phải tích cự phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ việc làm, bảo vệ các chế độ phúc lợi, lợi ích chính đáng cho người lao động. Đó vừa là thách thức cũng là cơ hội để nâng cao hơn nữa vai trò của công đoàn trong lòng người lao động.
Trương HưngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.