Công suất thuê tại TTTM giảm dù nhu cầu vẫn cao

Nhịp cầu BĐS
02:57 PM 30/08/2024

Theo Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, công suất thuê tại TTTM giảm dù nhu cầu vẫn cao là do TTTM đang trong quá trình thay đổi các thương hiệu.

Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết, nhu cầu thuê tại các trung tâm thương mại đang ở mức cao. Trong quý II vừa qua, Hà Nội ghi nhận nhiều giao dịch sôi động tại các trung tâm thương mại (TTTM), đặc biệt là ngành F&B (dịch vụ ẩm thực và đồ uống).

Công suất thuê tại TTTM giảm dù nhu cầu vẫn cao- Ảnh 1.

Nhiều thương hiệu mới gặp thách thức khi tìm mặt bằng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, không phải mọi TTTM đều thành công trong việc thu hút và giữ được khách thuê. Ngược lại, các thương hiệu mới cũng gặp không ít thách thức khi tìm kiếm diện tích thuê tại các TTTM. Báo cáo quý II của Savills cho thấy, tại thị trường Hà Nội, công suất thuê giảm 3 điểm % so với quý trước và 2 điểm % so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 84%. Trong khi đó, khối đế bán lẻ ghi nhận mức tăng 7% theo năm, nhưng công suất các TTTM lại giảm 4 điểm %. Riêng các trung tâm bách hóa vẫn duy trì mức công suất ổn định trong suốt năm qua.

Diện tích cho thuê giảm 49.800 m2, trong đó, trung tâm mua sắm có mức giảm đáng kể 54.000 m2. Khối đế bán lẻ có diện tích cho thuê thêm lớn nhất với 13.900 m2.

Theo Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội, công suất thuê tại TTTM giảm dù nhu cầu vẫn cao là do TTTM đang trong quá trình thay đổi các thương hiệu. Nhiều TTTM được triển khai dưới dạng khối đế của tòa chung cư. Mô hình này không hấp dẫn với các nhà bán lẻ bằng các khu TTTM lớn, đặc biệt là với thương hiệu thuộc ngành thời trang, mỹ phẩm, nhà hàng.

Loại hình khối đế bán lẻ chủ yếu thu hút các thương hiệu phòng gym, cà phê. Tuy nhiên, không gian tại đây thường kèm nhiều cột hay các lối thang máy phục vụ căn hộ khiến chúng kém hấp dẫn hơn so với các TTTM lớn như Lotte Mall, Vincom Retail, Aeon Mall. Những nơi này được đầu tư kỹ lưỡng về phân bổ khách thuê và truyền thông, tạo ra môi trường mua sắm, giải trí thu hút hơn.

Giá thuê tăng cũng là một thách thức trong việc tìm thuê mặt bằng đối với các thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu mới. Tại Hà Nội, giá thuê gộp tầng trệt đã tăng 2% theo quý và 13% theo năm. Giá thuê TTTM tại khu vực trung tâm đã tăng từ 3,1 triệu VNĐ/m²/tháng lên 3,4 triệu VNĐ/m²/tháng, trong khi tại các trung tâm bách hóa, giá thuê đạt 2 triệu VNĐ/m²/tháng.

Để giải quyết tình trạng còn diện tích trống nhưng thương hiệu mới vẫn khó tìm được vị trí phù hợp, chủ đầu tư cần có chiến lược danh mục khách thuê bài bản. Làm sao bảo đảm cân bằng giữa các nhóm mua sắm tiêu dùng, vui chơi giải trí, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường để thu hút khách thuê. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhân khẩu học với từng khu vực để bảo đảm phương án cho thuê tối ưu...

Ngành bán lẻ Việt Nam, một trong những lĩnh vực kinh tế năng động nhất, đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua và đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,6%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%).

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.