Công ty CP phát triển GLC Việt Nam: Vững bước tiên phong, không ngừng phát triển
Là một doanh nghiệp hàng đầu, biết sử dụng thế mạnh, ứng dụng những ưu điểm vượt trội của TMĐT vào trong kinh doanh, Công ty CP phát triển GLC Việt Nam đã và đang có những chiến lược bán hàng phù hợp nhất, đưa ra thị trường những sản phẩm mang lại nhiều giá trị, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu thế phát triển.
Theo các dự báo mới nhất, doanh thu TMĐT toàn cầu vào năm 2025 dự kiến tăng trưởng 70% so với năm 2020, đóng góp 24,5% vào doanh thu bán lẻ toàn cầu so với mức 17,8% năm 2021.
Tại châu Á, lượng người tiêu dùng qua các kênh số tăng trưởng vượt mức mong đợi, tăng gấp 1,4 lần từ năm 2018. Dự báo đến năm 2025, trung bình người tiêu dùng kỹ thuật số sẽ chi tiêu nhiều hơn 3,5 lần so với năm 2018. Với những thói quen mua sắm mới đã định hình do đại dịch Covid-19, TMĐT sẽ trở thành kênh có khả năng thúc đẩy bán hàng mạnh mẽ, ngày càng thu hút người sử dụng so với các phương thức bán hàng truyền thống.
Kênh bán hàng bùng nổ
Với kết cấu dân số trẻ, cùng với nền kinh tế phát triển vượt bậc, Việt Nam đang được đánh giá là mỏ vàng cho các nhà bán lẻ muốn triển khai phương thức bán hàng trực tuyến. Với mô hình thương mại này, Việt Nam tiếp tục có thế mạnh trong giai đoạn trung và dài hạn nhờ dân số trẻ, lượng người sử dụng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, sự phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Google, TikTok, Zalo… Cùng các sàn TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki… tạo ra thói quen giao dịch TMĐT trên smartphone ngày càng trở nên phổ biến. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin sản phẩm, so sánh các yếu tố giá cả, lợi ích trước khi đưa ra các quyết định mua hàng.
Thông tin sản phẩm như hình dạng, màu sắc, thông số, bảo hành,… được hiển thị trực quan và rõ ràng thông qua các bản mô tả cũng như video, hình ảnh giới thiệu sản phẩm. Việc so sánh giá cả và lợi ích cũng được thực hiện một cách dễ dàng. Các thông tin này giúp người mua hàng có đánh giá đầy đủ về các điều kiện trước khi mua hàng, giảm thiếu các tranh chấp có thể có xuống mức tối thiểu. Ngày này các kênh mua sắm trực tuyến ngày càng tối ưu các công cụ nên việc lựa chọn, mua sắm của khách hàng trở nên tiện lợi hơn rất nhiều.
Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử.
Biết sử dụng thế mạnh của TMĐT vào hoạt động bán hàng sẽ giúp cho bài toán tiếp cận với người tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhiều thuật ngữ như "mỏ vàng Facebook", "mỏ vàng Google", "mỏ vàng Tiktok", "mỏ vàng Shoppee"… đã ra đời để nói về việc các doanh nghiệp nhanh nhạy biết nắm bắt thơi cơ, tiếp cận những nền tảng mạng xã hội, hay sàn TMĐT sớm, đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên những gian hàng trên không gian mạng này.
Là một doanh nghiệp hàng đầu, sớm biết ứng dụng những ưu điểm vượt trội của TMĐT vào trong kinh doanh, ông Phạm Văn Tuyến - Giám đốc Công ty cổ phần phát triển GLC Việt Nam chia sẻ: "Tiết kiệm chi phí có thể coi là lợi ích lớn nhất của hình thức TMĐT đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Các mô hình bán lẻ truyền thống đều đòi hỏi các chi phí ban đầu và chi phí vận hành lớn, ví dụ như bán lẻ dạng chuỗi đòi hỏi các yếu tố thuê và thiết kế mặt bằng, nhân viên, thiết bị bán hàng, kho bãi kèm theo,… hay mô hình bán hàng thông qua hệ thống nhà phân phối cũng yêu cầu các chi phí trung gian lớn cho hệ thống đại lý cấp một. Trong khi đó, thương mại điện tử không đòi hỏi các chi phí này, do vậy các chi tiêu về đầu tư ban đầu và duy trì hoạt động có thể được tiết kiệm đáng kể".
Việc doanh nghiệp tiết kiệm được những chi phí này ngay từ đầu giúp cho người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn, khi giá thành sản phẩm hạ do chi phí hoạt động được doanh nghiệp tối ưu. Các sản phẩm được mua sắm thông qua kênh TMĐT thường có giá rẻ hơn so với các sản phẩm từ cửa hàng do tiết kiệm các chi phí mặt bằng và chi phí bán hàng. Do vậy người mua hàng có thể tiết kiệm một khoản đáng kể từ mua sắm trực tuyến.
Cạnh tranh về giá bản rẻ hơn so với bán hàng truyền thống chính là ưu điểm lớn của TMĐT. Ông Tuyến cũng chia sẻ thêm: "Ngày nay các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik tok… không chỉ đơn giản chỉ là những nền tảng mạng xã hội để liên kết người dùng đơn thuần. Mà các nhà phát triển đã lồng ghép các phương thức mua sắm, bán hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo trực tiếp trên newdfee người dùng. Có những hoạt động mua bán hàng không phải bắt nguồn do người dùng chủ động tìm kiếm, mà là được chính nền tảng dựa vào thói quen hay hành vi của người dùng đưa ra đề xuất hoạt động mua hàng. Chính hoạt động thấu hiểu người dùng đã giúp cho quyết định mua hàng được diễn ra nhanh hơn".
Nhiều doanh nghiệp dù mới thành lập nhưng biết nắm bắt cơ hội đã đã có tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Thậm chí có những doanh nghiệp chỉ sau vài năm hoạt động, quy mô bán hàng đã vươn tầm quốc tế. Có rất nhiều các công ty làm Droshipping giúp các đơn vị sản xuất mang hàng ra khắp thế giới, thu hàng chục triệu đô la mỗi năm về cho đất nước.
Sân chơi lớn của tất cả
Các sàn TMĐT và mạng xã hội đang ngày càng tối ưu hóa các công cụ mua bán hàng trên nền tảng của mình. Do đó, bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp đều có thể dễ dàng đưa gian hàng hay sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng hay đối tác. Tuy nhiên, không phải ai, hay đơn vị nào cũng biết và nắm rõ ưu nhược điểm của mỗi nền tảng để chọn cho mình phương thức tiếp cận bán hàng cho phù hợp.
Là công ty khởi nghiệp từ lĩnh vực MMO hay "Make Money Online (kiếm tiền trên nền tảng online)", Công ty cổ phần Phát triển GLC Việt Nam mặc dù với tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã nắm bắt kịp thời với xu thế phát triển của thời đại, đưa các sản phẩm của mình triển khai trên các nền tảng mạng xã hội; thấu hiểu nhu cầu cũng như hành vi mua sắm của khách hàng để có chiến lược bán hàng phù hợp nhất, đưa ra thị trường những sản phẩm mang lại nhiều giá trị.
Công ty đang triển khai nhiều chương trình, chiến dịch tiếp thị cực kỳ thành công đưa sản phẩm của công ty đến với khách hàng trên mọi miền Tổ quốc. Chính nhờ những chiến dịch bán hàng bằng TMĐT, công ty đã giúp cho hàng trăm nghìn khách hàng của mình, được sử dụng sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền của khách hàng ở mỗi vùng miền khác nhau.
Bên cạnh việc tự phát triển các dòng sản phẩm chiến lược của công ty, theo Giám đốc Phạm Văn Tuyến, Công ty cổ phần phát triển GLC Việt Nam còn giúp hỗ trợ các doanh nghiệp đối tác khác xây dựng thương hiệu và phát triển trên hệ sinh thái bán hàng bằng TMĐT.
TMĐT ở Việt Nam đối với nhiều doanh nghiệp còn khá mới mẻ với nhiều quy trình, thủ tục cũng như phải trang bị cho đội ngũ nhân sự có kiến thức năng lực đầy đủ, hiểu biết về thị trường, mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi của việc cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt hơn.
Biết và thấu hiểu những ưu nhược điểm TMĐT, Công ty cổ phần phát triển GLC Việt Nam cũng chú trọng hỗ trợ các đơn vị đối tác phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng số. Cung cấp các giải pháp, các kênh giúp khuếch trương thương hiệu, hay các nhãn hàng được phủ sóng rộng rãi, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Xây dựng và setup các chiến dịch marketing giúp các đối tác tìm được bạn hàng như ý muốn. Hỗ trợ các doanh nghiệp với các gói dịch vụ số hoàn thiện làm hài lòng bất kỳ đối tác, thương hiệu nào có nhu cầu hợp tác trên báo chí truyền thống hay trên các mạng xã hội.
Với kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự trẻ đầy nhiệt huyết am hiểu tường tận các nền tảng mạng Facebook, Google, Tik tok, Zalo…, dưới tài thao lược của người thuyền trưởng Phạm Văn Tuyến, Công ty cổ phần phát triển GLC Việt Nam đang có những bước tiến thần kỳ nhưng đầy vững chắc trong lĩnh vực bán hàng còn rất nhiều màu mỡ này.
Cơ hội lớn nhưng thách thức cũng không nhỏ, theo ông Tuyến để hoàn thiện và phát triển hơn, để khách hàng tin tưởng dùng TMĐT thì việc kiểm soát chất lượng hàng hóa cần phải làm chặt chẽ nghiêm ngặt hơn, giảm thiểu tối đa việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn đang được rao bán tràn lan trên các không gian mạng. Thêm vào nữa khâu vận chuyển của các đơn vị làm logistics ở Việt Nam cần tốt hơn nữa trong vấn đề giao nhận hàng hóa. Tránh gây thất thoát hoặc hư hại hàng hóa, chậm trễ trong quá trình vận chuyển. Có như thế các doanh nghiệp khi dấn thân vào làm thương mại điện tử sẽ thoải mái có đất dụng võ, đưa hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam vươn tầm thế giới.
Dương HoàngNăm 2024 ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ chi tới hơn 1,15 tỷ USD để nhập khẩu gần 192.200 tấn hạt điều của Việt Nam.