Công ty CP Than Mông Dương: 40 năm tự tin, vững bước trên chặng đường phát triển

Doanh nghiệp
03:25 PM 18/08/2022

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động, Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, đóng góp vào sự phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công ty Cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin tiền thân là Mỏ than Mông Dương được thành lập từ ngày 1/4/1982. Mỏ đã đi vào sản xuất và ra tấn than đầu tiên vào ngày 28/12/1982. Qua nhiều lần tách, nhập đổi tên: Ban chuẩn bị sản xuất (1976 - 1982);  Mỏ than Mông Dương - Khe Chàm (1982-1986); Mỏ than Mông Dương (1986-2001); Công ty Than Mông Dương (2001- 2007); Công ty CP Than Mông Dương - TKV (2007 - 2011); cuối cùng đổi tên là Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin từ 2011 đến nay.

Trụ sở Công ty Cổ phần than Mông Dương - Vinacomin

Trụ sở Công ty Cổ phần than Mông Dương - Vinacomin

Trong quá trình xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của TKV, của Đảng bộ công ty, sự hỗ trợ giúp đỡ của địa phương, tập thể cán bộ, công nhân viên qua nhiều thế hệ đã luôn cùng nhau đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua mọi khó khăn gian khổ để xây dựng và phát triển công ty. 

Xác định được tầm quan trọng của việc đổi mới trong công nghệ, công ty đã đưa các công nghệ mới phù hợp với điều kiện địa chất kỹ thuật của mỏ, nhanh chóng bắt nhịp với tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa và tin học hóa vào sản xuất kinh doanh, nhằm tăng năng suất, hạ giá thành và tiết kiệm chi phí. Những lò chợ chống giữ bằng giá khung, giá xích, lò chợ cơ giới hóa; những máy đào lò Combai, máy khoan, máy xúc dần thay thế sức người trong nhiều công đoạn sản xuất. 

Nổi bật là năm 2019, công ty đã đầu tư lắp đặt đưa vào khai thác lò chợ cơ giới hóa đồng bộ hạng nhẹ công suất 300.000 tấn/năm… Việc tiên phong áp dụng cơ giới hóa hạng nhẹ thay thế cho loại hình khai thác thủ công là bước phát triển đột phá, thể hiện tư duy dám đổi mới của đơn vị và khẳng định năng lực trình độ của thợ mỏ Mông Dương trước yêu cầu phát triển của công nghệ khai thác than.

Cũng từ khi thành lập đến nay, sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định và có sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước (than sản xuất năm 2002 đạt 520.450 tấn, đạt 58% công suất thiết kế 900.000 tấn/năm). Đặc biệt năm 2021, than sản xuất toàn công ty đạt trên 1,6 triệu tấn, gấp 3 lần năm 2002.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng than khai thác của Công ty CP Than Mông Dương đạt 811 ngàn tấn, bằng 53% kế hoạch năm (KHN). Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh khác của công ty cũng đạt và vượt kế hoạch đề ra: Mét lò đào thực hiện 9.320 mét, bằng 50% KHN; Than tiêu thụ thực hiện 821 ngàn tấn, bằng 53% KHN. Doanh thu 1.229,4 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước 266,5 tỷ đồng; lợi nhuận 16,4 tỷ đồng. Điều kiện, môi trường làm việc được cải thiện; trình độ, tay nghề, nhận thức của người lao động có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của người lao động được nâng cao. Cụ thể, tiền lương bình quân đạt 16,997 triệu đồng/người/tháng; trong đó tiền lương bình quân của thợ lò đạt 21,546 triệu đồng/người/tháng.

Công ty Cổ phần than Mông Dương là niềm tự hào của nhiều thế hệ thợ mỏ Mông Dương

Công ty Cổ phần than Mông Dương là niềm tự hào của nhiều thế hệ thợ mỏ Mông Dương

Bước sang quý III/2022, Than Mông Dương tiếp tục đặt ra các mục tiêu trọng tâm, đó là: Công tác an toàn, môi trường làm việc được cải thiện và đảm bảo. Không để xảy ra sự cố loại 1, tai nạn lao động nghiêm trọng và chết người; Tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 với "mục tiêu kép" vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả các chỉ tiêu, kinh tế của công ty đề ra; tiếp tục triển khai các giải pháp theo phương án phòng chống mưa bão bao gồm từ công tác thoát nước, cung cấp điện, gia cố hệ thống bơm nước, đường ống bơm, hầm bơm, hệ thống đập phai chắn và cửa kín đảm bảo đồng bộ hoạt động... phối hợp cùng Công ty Than Cọc 6, Cao Sơn để kịp thời đối phó trước các đợt mưa bão; Triển khai các giải pháp ổn định sản xuất; cải tạo cảnh quan, môi trường mỏ và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, đặc biệt là khu vực hầm lò. 

Than Mông Dương phấn đấu đạt kế hoạch quý III, 6 tháng cuối năm đã đề ra; đảm bảo thu nhập người lao động bình quân toàn công ty ≥16,5 triệu đồng/người/tháng; đối với dự án xuống sâu báo cáo TKV kết quả rà soát lại trữ lượng tài nguyên tầng -250/-550 và hiệu quả kinh tế khi lập dự án xuống sâu đáy tầng than để xin chủ trương của TKV trong quý III/2022.

Với những kết quả, thành tích và những đóng góp trong 40 năm qua, Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND tỉnh Quảng Ninh, TKV đã khen thưởng, trao tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý khác.

Dẫu biết rằng trên chặng đường phát triển phía trước sẽ còn nhiều gian nan và thử thách nhưng với sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết thống nhất, trên dưới đồng lòng, ra sức thi đua lao động, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên, người lao động, tin tưởng rằng Công ty CP Than Mông Dương - Vinacomin sẽ tự tin vững bước, sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc và phát huy hơn nữa truyền thống vẻ vang của thợ mỏ Than Mông Dương nói riêng và giai cấp công nhân vùng mỏ nói chung.

Thành Viên
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.