Công ty Nhật rời khỏi, Trung Quốc “lo lắng” tìm cách

Tiếp thị
10:32 AM 06/08/2020

Chính quyền địa phương Trung Quốc lo ngại khi Nhật Bản đang hỗ trợ doanh nghiệp chuyển cơ sở kinh doanh rời khỏi đất nước Trung Quốc.

Theo khảo sát của Teikoku Databank, trung tâm nghiên cứu tín dụng hàng đầu Nhật Bản, có khoảng 13.685 công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc tính tới cuối tháng 5/2019, giảm từ con số 13.934 hồi năm 2016. Vào thời kỳ cao điểm năm 2012, có tới 14.394 công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Nhật Bản gần đây quyết định trợ cấp 653 triệu USD cho 87 công ty chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc để mở rộng sản xuất tại quê nhà và Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Myanmar và Thái Lan.Việc này đã làm khởi tạo nên cuộc "tranh luận sôi nổi" nền kinh tế lớn thứ ba TG đang muốn bớt phụ thuộc vào Trung Quốc (nền kinh tế lớn thứ hai TG)?

Nhóm doanh nghiệp được hỗ trợ trên chỉ chiếm chưa đến 1% tổng đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc. Được biết các quan chức Nhật Bản đang tiếp tục soạn thảo danh sách thứ 2 về các công ty được cấp viện trợ để sớm rời khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ gặp thách thức lớn nếu các công ty của cả Mỹ và Nhật Bản chuyển nhà máy về nước. Ảnh: Kyodo

Trung Quốc sẽ gặp thách thức lớn nếu các công ty của cả Mỹ và Nhật Bản chuyển nhà máy về nước. Ảnh: Kyodo

Bị cuốn vào cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung, cũng như chịu tác động của Covid-19, theo Tạp chí Caijing, Sharp cũng di dời một phần dây chuyền sản xuất máy in đa chức năng từ tỉnh Giang Tô sang Thái Lan, mặc dù những động thái này không liên quan đến các khoản trợ cấp.

Hay các đại gia máy in của Nhật Bản bao gồm Brother, Kyocera và Fuji Xerox đang chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Liu Zhibiao, Giáo sư kinh tế công nghiệp tại Đại học Nam Kinh (Giang Tô) cho biết chính quyền địa phương đang ngày càng lo lắng về cuộc "di cư" của các nhà sản xuất Nhật Bản vì họ sẽ thấy "mất mặt" nếu các doanh nghiệp nước ngoài bỏ đi.

"Tại Giang Tô, chúng tôi không thấy xu hướng di cư hàng loạt của các công ty Nhật Bản. Chúng tôi hiểu động thái của chính phủ Nhật, đặc biệt là với những gì đã xảy ra kể từ đại dịch", ông Liu, người cũng là cố vấn của chính phủ, cho biết.

Chính quyền Giang Tô tự tin về cơ sở hạ tầng và hiệu quả điều hành, nên đó vốn không phải là lý do đáng lo khiến doanh nghiệp Nhật ra đi. Nhưng giờ cách duy  nhất để họ giữ doanh nghiệp nước ngoài là giúp giảm chi phí và cung cấp môi trường đầu tư an toàn cho họ.

Tại tỉnh Sơn Đông, nơi có hơn 1.300 nhà sản xuất Nhật Bản, chính quyền địa phương đang nỗ lực để thu hút thêm đầu tư của Nhật Bản. Tỉnh đang đồng tổ chức một sự kiện với cả các tổ chức xúc tiến thương mại Trung Quốc và Nhật Bản, kéo dài đến cuối tháng 9, để tăng cường hợp tác trong sản xuất thiết bị cao cấp, chăm sóc y tế với Nhật Bản.

Mục đích chính thức của các khoản trợ cấp là đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản và giúp chuỗi vững mạnh hơn, chứ không phải rút hẳn khỏi Trung Quốc, Hideo Kawabuchi, Phó tổng giám đốc Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Bắc Kinh. Chính sách này không bắt buộc, quyết định di dời khởi Trung Quốc hay không tùy thuộc vào từng công ty.

Dựa theo tình hình đang diễn ra, Trung Quốc đang quan sát một cách cẩn trọng, có lẽ tự hỏi liệu họ có sắp phải trải qua một "cuộc rút quân của ngành công nghiệp" như Nhật Bản từng trải qua hay không?

Xu hướng như vậy sẽ làm lung lay nền tảng của mô hình tăng trưởng lâu nay mà Trung Quốc theo đuổi?

NH
Ý kiến của bạn
Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5 Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5

“Giảm giá bán - đổi sức mua” là chiến lược chung của siêu thị và TTTM trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Ghi nhận tại các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị, số lượng chương trình, hạn mức khuyến mại trong thời gian này đã được tăng lên để phục vụ nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân.