Công ty Unilever Việt Nam: Xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa
Năm 2022 sẽ là cánh cửa thay đổi toàn bộ ngành tái chế Việt Nam, các doanh nghiệp tích cực và tiên phong sẽ thay đổi chính mình, đồng thời hỗ trợ ngành cùng phát triển. Trên tinh thần đó, ngày 18/3/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam (Hiệp Hội Nhựa Việt Nam) tổ chức họp mặt đầu Xuân Nhâm Dần 2022, để các hội viên được giao lưu, gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác để cùng nhau đưa ngành tái chế ngày càng phát triển.
- Chủ tịch Unilever Việt Nam chia sẻ 3 hành động giúp doanh nghiệp đưa phát thải CO2 về “0” trong tương tai
- Unilever Việt Nam tiếp tục hỗ trợ vật phẩm đồng hành cùng TP.HCM kiên cường chống dịch, tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng
- Lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện dịch vụ ‘Tiền Gửi Xanh’: Chỉ sử dụng để đầu tư xanh, vừa mở ra đã hút được Unilever và tập đoàn sở hữu sữa Cô gái Hà Lan gửi tiền
Phát biểu tại buổi họp mặt đầu Xuân Nhâm Dần, ông Đỗ Thái Vương - Phó Chủ tịch Phát triển bền vững và quan hệ đối ngoại Unilever Việt Nam nêu rõ: Phát triển bền vững - điển hình là bảo vệ môi trường và tái tạo thiên nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược vận hành và kinh doanh của Unilever nói riêng và của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung. Trong đó, rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường đáng quan tâm hàng đầu.
Ông Vương dẫn chứng: Số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó gần 1 triệu tấn bị thải ra biển nhưng chỉ có 27% được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp. Trên thực tế, nhựa là một vật liệu có giá trị, đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, giúp đảm bảo việc phân phối sản phẩm được diễn ra an toàn và hiệu quả, đồng thời phát thải ít carbon hơn nhiều so với một số vật liệu thay thế khác. Vấn đề cần quan tâm chính là có quá nhiều rác thải nhựa tồn tại ngoài môi trường.
Việc cấm dùng đồ nhựa không phải là giải pháp, mà cần xuất phát ở việc đảm bảo tất cả nhựa chỉ xuất hiện trong nền kinh tế tuần hoàn, không phải ngoài môi trường và gây ô nhiễm. Nói cách khác, chúng ta có trách nhiệm đưa nhựa quay trở về phục vụ nền kinh tế, biến nhựa trở thành nguồn tài nguyên thay vì chất thải. Hiện nay, tại Việt Nam đang gặp một số trở ngại trong việc quản lý rác thải nhựa, cụ thể là:
- Hệ thống phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải nhựa chưa đồng bộ.
- Người dân chưa hành động trong phân loại rác thải nhựa.
- Năng lực công nghệ- đổi mới và nguồn lực tài chính còn rất hạn chế.
- Các chính sách về môi trường và hành lang pháp lý cũng dẫn đến những thách thức cho hoạt động quản lý rác thải nhựa.
Xuất phát từ những thách thức nêu trên, Unilever Việt Nam cùng các đối tác đã tiên phong khởi xướng mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa, giúp thúc đẩy tối ưu hóa các nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường tái sinh rác thải nhựa thông qua thu gom, tái chế. Mô hình này hướng đến thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm:
- Phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải nhựa.
- Áp dụng công nghệ và đổi mới việc quản lý rác thải nhựa.
- Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức người dân.
- Đối thoại chính sách, hỗ trợ xây dựng các hành lang pháp lý.
Phụ nữ quận Tân Phú, TP.HCM thu gom rác thải nhựa
Trong đó, phân loại tại nguồn, thu gom, xử lý rác thải nhựa là vấn đề mấu chốt và tiên quyết, để đưa rác thải nhựa quay trở lại phục vụ nền kinh tế. Đây cũng là hoạt động giúp Unilever Việt Nam hoàn thành cam kết đến năm 2025, sẽ thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì bán ra, tập trung vào 3 nhóm hành động chính:
- Xây dựng hệ thống thu gom thông qua tuyển dụng và xây dựng các trạm thu gom trên các tuyến phố, các trạm thu gom lớn theo vùng, mạng lưới thu gom rác thải tự doanh tại Hà nội, thành lập các hội, nhóm trên từng địa bàn.
- Các hoạt động đào tạo - truyền thông được triển khai tới những người có liên quan trực tiếp đến chương trình, lao động ve chai tự do, trạm thu gom, kinh doanh phế liệu... nhằm giúp họ nắm bắt thông tin về việc đảm bảo điều kiện lao động hợp vệ sinh, an toàn trong quá trình phân loại và thu gom rác thải nhựa.
- Hoạt động tái chế tập trung và việc sử dụng rác thải nhựa được phân loại và thu gom để sản xuất báo bì, nhựa không thể tái chế được sẽ được chuyển thành dầu nhiên liệu.
Theo ông Đỗ Thái Vương, Unilever Việt Nam, hiện đã và đang tận dụng các lợi thế về công nghệ nhằm thúc đẩy khả năng tái sinh, tái chế của bao bì sản phẩm; tăng cường sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì; tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa về truyền thông- giáo dục. Theo đó, 72% bao bì của sản phẩm đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, điển hình là CLEAR đã tiên phong đầu tư, nghiên cứu đưa ra dòng sản phẩm dầu gội dây, có thể tái chế nhờ áp dụng công nghệ Mono-material và SmartSenseTM. Bên cạnh đó, Unilever cắt giảm 55% lượng nhựa trong sản xuất nhờ vào giảm sử dụng nhựa nguyên sinh và tăng cường sử dụng nhựa tái sinh. Một ví dụ cụ thể là Unilever áp dụng công nghệ giúp cô đặc sản phẩm, góp phần cắt giảm lượng nhựa sử dụng trong sản xuất bao bì.
Đại diện Unilever cho biết, ông rất tự hào khi bao bì sản phẩm từ Sunlight, Comfort, Love Beauty & Planet nhờ áp dụng công nghệ đều được sản xuất từ 100% nhựa tái sinh, đặc biệt sản phẩm Love Beauty, được làm từ 100% rác thải nhựa đại dương. Trong năm qua, Unilever Việt Nam đã áp dụng công nghệ trong xử lý rác thải nhựa để sản xuất 1.700 thùng rác từ 30 tấn nhựa tái chế, có chức năng phân loại rác thải và được đặt tại 50 cơ quan, bộ, ngành, nhằm tích cực truyền thông, lan tỏa thông điệp phân loại rác tại nguồn.
Các hoạt động quản lý rác thải nhựa sẽ khó thực hiện nếu không có sự chung tay của toàn xã hội trong việc phân loại, thu gom rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc truyền thông và giáo dục đóng một vai trỏ quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa. Unilever đã phối hợp cùng các đối tác tổ chức những ngày hội phân loại, thu gom rác tại các khu phố trên địa bàn Hà nội và sẽ tiếp tục mở rộng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Các chiến dịch, chương trình truyền thông đại chúng mà Công ty thực hiện trong thời gian qua đạt hơn 12 triệu lượt tiếp cận. Công ty mong muốn không chỉ truyền cảm hứng cho người tiêu dùng về tiêu dùng có trách nhiệm và thói quen phân loại- thu gom rác thải nhựa, mà còn tạo cảm hứng đối với tư nhân, doanh nghiệp và tổ chức, có cùng tầm nhìn, cũng như các cơ quan, bộ, ngành để thúc đẩy các hoạt động liên quan đến nhựa.
Việc xây dựng mô hình hợp tác công - tư trong quản lý rác thải nhựa cùng với Bộ TN&MT, các đối tác đã giúp Công ty không chỉ đưa kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa vào cuộc sống, mà còn góp phần thực hiện phân loại tại nguồn hiệu quả, để giải quyết những thách thức trong việc thu gom và tái chế nhựa, tạo cơ sở cho việc hình thành thị trường PCR tại Việt Nam.
Từ đó, đại diện Unilever Việt Nam cho rằng, bên cạnh các cơ quan, bộ, ngành, các hiệp hội, chi hội, các tổ chức phi Chính phủ, khối tư nhân, cụ thể là doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever, cần chung tay thúc đẩy hơn nữa việc quản lý rác thải nhựa, góp phần vào mục tiêu không còn rác thải nhựa ngoài môi trường tại Việt Nam đến năm 2025.
Minh YếnThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.