COVID-19: “Cú hích” thay đổi ngành nông nghiệp!

Thị trường
06:50 AM 01/06/2020

COVID-19 là "cú hích" để ngành nông nghiệp Việt Nam tập trung hơn vào những sản phẩm có giá trị gia tăng.

    Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh quốc tế tại RMIT Việt Nam Tiến sĩ John Walsh đề xuất ngành nông nghiệp Việt Nam nên tập trung hơn vào sản phẩm có giá trị gia tăng nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

    Đây là nhận xét của Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế tại RMIT Việt Nam Tiến sĩ John Walsh trước tình hình sụt giảm nhu cầu sản phẩm nông nghiệp do các chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, cũng như hạn chế vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế do đại dịch COVID-19.

    Tiến sĩ Walsh ghi nhận hai gánh nặng mà ngành nông nghiệp đã phải gánh vác do COVID-19 gồm việc đóng cửa các chuỗi bán lẻ trong nước và đình trệ giao thương quốc tế.

    Một báo cáo mới đây của Bộ Công thương cho thấy đại dịch đã tác động trực tiếp lên các nhà phân phối. Tổng thu nhập từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong ba tháng đầu năm nay khoảng 1,23 nghìn tỉ đồng, tăng 4,67% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại là tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất trong những năm gần đây.

    Tiến sĩ Walsh viện dẫn cuộc họp gần đây giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nhằm thảo luận những biện pháp thúc đẩy hợp tác mua bán nông sản trong thời điểm cả hai quốc gia đều đang đối phó với đại dịch COVID-19.

    “Mua bán nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc giảm 7% theo từng năm. Xe chở nông sản vẫn xếp hàng ở cửa khẩu dù tình hình có thể được cải thiện”. - Tiến sĩ Walsh nói.

    Tiến sĩ Walsh nhận định giao thương toàn cầu dự đoán giảm 40% vào năm sau “vì chúng ta vẫn chưa thấy được tác động của virus đối với châu Phi, Nam Mỹ, Trung Á và các khu vực khác, nơi hệ thống y tế còn hạn chế”.

    “Báo cáo Toàn cảnh phát triển châu Á 2020 cho thấy nông nghiệp trên toàn châu lục giảm nhẹ trong năm 2019 vì thời tiết khắc nghiệt, do những vấn đề dài hạn còn tồn đọng từ biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như do suy thoái đất và nước”, Tiến sĩ Walsh cho hay.

    Ông còn nhấn mạnh vào việc ngày càng nhiều ý kiến cho rằng các phương thức thâm canh trong nông nghiệp, đang được áp dụng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, là phần tất yếu dẫn đến sản sinh ra những dịch bệnh sẽ khiến tác động của chủng virus hiện tại nhân lên nữa.

    “Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo rằng có đến 1/4 tỉ người sẽ bị thiếu hụt lương thực trong những năm tới vì biến động kinh tế và chiến tranh. Đại dịch COVID-19 đã thêm 130 triệu người vào con số tổng này”, Tiến sĩ Walsh cho biết.

    Tiến sĩ Walsh nhận định việc chuyển sang bán hàng trực tuyến sẽ hiệu quả hơn nếu chuyển các phương tiện vận chuyển trong chuỗi cung ứng về khu vực nông thôn nơi có nhu cầu hay có thể thúc đẩy nhu cầu. 

    Tiến sĩ Walsh đề xuất lấy bán hàng trực tuyến làm giải pháp đối phó với tình trạng hiện nay trong nông nghiệp.

    Ông nói: “Đây là điều mà một số nơi đã đang làm. Trung Quốc là một ví dụ cho thấy buôn bán nông sản trực tuyến có thể là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Chúng ta đều chứng kiến số phương tiện chuyển phát tăng mạnh, và sẽ có doanh nghiệp vận hành theo cách này để duy trì hoạt động và dòng tiền còn hơn là cùng nhau đóng cửa”.

    Nhưng bắt đầu quy trình này ở Việt Nam “từ con số 0” sẽ rất khó khăn.

    Sẽ tốt hơn nếu đưa phương tiện vận chuyển hiện có trong chuỗi cung ứng ra vùng nông thôn nơi có nhu cầu hoặc có thể đẩy mạnh nhu cầu. Một số nơi ở Việt Nam đã chủ động quảng bá giá trị gia tăng hiện có hoặc tiềm năng của sản phẩm địa phương, chẳng hạn như Sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam và cá tầm ở Lào Cai.

    “Dù điều này sẽ không thích hợp ngay với mọi nông dân, một số nhóm và tổ chức sẽ có lợi khi có nhiều cơ hội hơn trong sản xuất và phân phối các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận. Người tiêu dùng Việt, cũng như người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới, đều có nhu cầu mua thực phẩm an toàn và sạch cho gia đình họ”. - Tiến sĩ Walsh nói.

    Theo Tiến sĩ Walsh, sản phẩm hạt điều đã vượt qua được tình trạng thương phẩm, vươn lên thành sản phẩm có thương hiệu.

    Tiến sĩ Walsh lấy hạt điều làm ví dụ cho thấy một lĩnh vực nông nghiệp hiện đang vượt qua tình trạng thương phẩm để vươn lên thành sản phẩm có thương hiệu.

    Theo Hiệp hội Hạt điều Việt Nam, cả nuớc xuất khẩu khoảng 370 ngàn tấn hạt điều trong năm 2018, chiếm 14% tổng sản lượng của loại nông sản này.

    “Thành quả này đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu thế giới về khối lượng xuất khẩu hạt điều, đồng thời chỉ ra cơ hội để Chính phủ hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước theo mô hình ‘Mỗi làng một sản phẩm’. Đây là sáng kiến phổ biến ở Nhật Bản, nhằm xác định một hoặc một số sản phẩm địa phương đặc trưng, tập trung nguồn lực sản xuất, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm đến thị trường trong nước hay ra nước ngoài. Mô hình này được ứng dụng thành công ở Thái Lan và hiện cũng đang được áp dụng tại Ấn Độ”, Tiến sĩ Walsh cho hay.

    Ý kiến của bạn
    Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

    Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.