Covid-19 là cú hích trăm năm để Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số
Đây là ý kiến chỉ dạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của bộ này, diễn ra sáng 6/7. Ông cho rằng: Cả kinh tế, cả xã hội, cả nhà nước, cả doanh nghiệp, cả cộng đồng, cả người dân đều có thể hưởng lợi từ cơ hội này.
Đây là ý kiến chỉ dạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của bộ này, diễn ra sáng 6/7. Ông cho rằng: Cả kinh tế, cả xã hội, cả nhà nước, cả doanh nghiệp, cả cộng đồng, cả người dân đều có thể hưởng lợi từ cơ hội này. Việt Nam có lợi thế so sánh về chuyển đổi số, có nhiều doanh nghiệp viễn thông, CNTT mạnh, và đây là lúc phát huy để đất nước bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.
Theo Bộ trưởng, một số cơ hội cho ngành TT&TT có thể là:
Thứ nhất, phát triển thị trường trong nước. 100 triệu dân là thị trường, là tài nguyên lớn nhất của Việt Nam. Lúc Covid-19 mới càng thấy rõ giá trị này. Các doanh nghiệp ICT Việt Nam hãy coi thị trường trong nước là cái nôi để từ đây mà lớn lên, trưởng thành và đi ra toàn cầu.
Thứ hai, xây dựng nền kinh tế tự chủ "Make In Vietnam". Khi đất nước có tình huống khẩn cấp thì mới thấy ý nghĩa của nền kinh tế tự chủ. Mặc dù toàn cầu hoá, mở cửa thì vẫn phải tính đến tình huống bị cô lập. Rất nhiều ứng dụng phòng chống dịch đã ra đời, rất nhiều nền tảng Việt Nam, cũng như cả hệ thống truyền thông trong nước, đã giúp phòng chống dịch, thiết lập trạng thái bình thường mới. Ngành TT&TT đã góp phần tích cực để Việt Nam kiểm soát đại dịch, trở thành nước duy nhất đã 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, nền kinh tế trong nước đã dần vận hành trở lại. Tất cả là do chúng ta làm chủ những cốt lõi quan trọng của ngành TT&TT.
Thứ ba, đầu tư năng lực y tế. Cơ hội tốt để đầu tư cho y tế, tăng cường sử dụng công nghệ số trong y tế, trong khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy sản xuất thiết bị y tế trong nước, vừa chống dịch, vừa tạo năng lực lâu dài cho ngành y tế. Đây cũng là cơ hội lớn cho ngành ICT nước nhà.
Thứ tư, quyết định các vấn đề lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi khó khăn thì dễ ra các quyết định lớn. Các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành tận dụng cơ hội này để chuyển đổi số, để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, ra các quyết định áp dụng mô hình quản trị mới, mô hình kinh doanh mới, mở rộng không gian, sáng tạo các sản phẩm và dịch vụ mới, dựa trên dữ liệu và công nghệ số.
Thứ năm, sự chuyển dịch đầu tư toàn cầu. Việt Nam có thể là điểm đón nhận sự chuyển dịch đó. Sau 30 năm thu hút FDI, chúng ta đã quyết định một giai đoạn mới về FDI, FDI thế hệ mới, đó là FDI có điều kiện, thu hút công nghệ cao, các tập đoàn công nghệ lớn, chú trọng nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp ICT phải sẵn sàng là đối tác không chỉ nhận chuyển giao mà quan trọng hơn, phải là đối tác hợp tác về nghiên cứu phát triển công nghệ lõi và sản phẩm. Các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng 5G, đảm bảo hạ tầng số tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới.
Thứ sáu, COVID-19 đã khơi dậy các giá trị văn hoá cốt lõi Việt Nam, các ưu việt của chế độ. Và đây chính là sức mạnh nội sinh để Việt Nam bứt phá. Là sức mạnh nội sinh để các đơn vị trong ngành bứt phá vươn lên.Các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp vĩ đại đều dựa trên sức mạnh tinh thần, sức mạnh văn hoá. Và đây cũng chính là sự khác biệt bền vững để các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh phát triển. Khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng cần được báo chí, truyền thông khơi dậy hơn bao giờ hết.
Thứ bảy, chống dịch hiệu quả và thành công ở châu Á đánh dấu sự trỗi dậy của châu Á. Các giá trị châu Á, cả chế độ, thể chế và văn hoá, sẽ được khẳng định sau đại dịch, như là sự bắt đầu của kỷ nguyên phương Đông, sẽ tạo một chỗ đứng mới cho Việt Nam. Thế giới sẽ hướng về phương Đông nhiều hơn. Đây là cơ hội để các đơn vị trong ngành TT&TT nước nhà sánh vai với các đối tác nước ngoài, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Thứ tám, mô hình 2 bàn tay, thị trường tự do và nhà nước mạnh, được khẳng định trong phòng chống Covid-19. Việt Nam tự tin hơn vào mô hình của mình, mô hình thị trường mạnh và nhà nước mạnh, để đi lên mạnh mẽ. Hướng vào thị trường, phát triển nhanh, đổi mới sáng tạo, nhưng phải đi với quản trị tốt, quản trị hiện đại. Phân tán phải đi với tập trung. Ứng vạn biến phải đi với cái bất biến. Các đơn vị trong ngành của chúng ta phải đi đều 2 "chân" này.
Thứ chín, COVID-19 cũng làm chúng ta tư duy lại chủ nghĩa tiêu dùng vật chất quá mức, tàn phá thiên nhiên, không coi trọng đời sống tinh thần. Chuyển đổi số cũng làm giảm tiêu xài vật chất, nhiều thời gian hơn cho đời sống tinh thần, và đây cũng là một thế mạnh châu Á, thế mạnh Việt Nam. Các đơn vị trong ngành thông tin và truyền thông có một sứ mệnh mới. 6 tháng đầu năm là sự tập dượt. 6 tháng cuối năm là bứt phá vươn lên. Ngành TT&TT bứt phá vươn lên là giúp đất nước bứt phá vươn lên.
Bộ trưởng nói thêm, ngành sẽ đặt mục tiêu đưa dịch vụ công trực tuyến đạt 100% lên mức độ 4, chậm nhất vào năm 2021; 100% các địa phương triển khai trục kết nối liên thông dữ liệu; 100% các hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan, chính quyền phải thực hiện bảo vệ 4 lớp ngay trong năm 2020. Việt Nam sẽ phát triển 4 ngành doanh nghiệp công nghiệp số gồm: doanh nghiệp làm chủ công nghệ nói, doanh nghiệp phát triển sản phẩm giải pháp, doanh nghiệp triển khai và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Mục tiêu phổ cập smartphone cho 100% người dân Việt Nam, mỗi hộ gia đình có 1 đường truyền internet cáp quang tốc độ cao...
Riêng về "rác" viễn thông, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, đến hết năm nay, Bộ sẽ xử lý căn bản tình trạng này. "Tiếp tục thanh tra diện rộng, chấn chỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp nếu còn tiếp diễn tình trạng sim rác trên thị trường" - ông Tâm nói. Gần đây, để hạn chế tình trạng "rác" viễn thông, cơ quan này đã đưa ra nhiều giải pháp như yêu cầu nhà mạng cắt liên lạc thuê bao phát tán cuộc gọi rác từ tháng 7, hay doanh nghiệp viễn thông phải dừng bán bộ hòa mạng tại các đại lý ủy quyền... Cũng trong tháng 7 này sẽ cho triển khai thử nghiệm thiết bị 5G Việt Nam và tiến tới thử nghiệm thương mại mạng 5G dùng thiết bị Việt vào tháng 10.
Đồng thời, Bộ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất smartphone 4G giá dưới 1 triệu đồng để hướng tới mục tiêu phổ cập smartphone cho 100% người dân Việt Nam, mỗi gia đình có 1 đường cáp quang, nhằm tạo tiền đề chuyển đổi số, kinh tế, xã hội số và chính phủ điện tử.
Ngô HuệDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.