"Cú bắt tay gần 900 tỷ" giữa Việt Nam và UNDP: Xóa sổ loại chất độc chỉ vài ml cũng có thể gây tử vong
Dự án này diễn ra trong 4 năm.
Ngày 11/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khởi động Dự án Giảm thiểu phát thải và tác động của chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và thủy ngân thông qua quản lý vòng đời sản phẩm và nhãn sinh thái.
Dự án diễn ra trong 4 năm với tổng kinh phí 33,1 triệu USD (hơn 865 tỷ VND). Do Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, dự án có sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng.
Ông Patrick Haverman, Phó trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, nhận định: "Dự án có vai trò quan trọng đối với Việt Nam, trực tiếp góp phần giảm rủi ro ô nhiễm hóa chất, đáp ứng các yêu cầu mới của Công ước Stockholm và Công ước Minamata, đồng thời phù hợp với khung pháp lý hiện hành của Việt Nam".
Cả POP và thủy ngân đều độc hại với con người. Một trong trường hợp ngộ độc thủy ngân nổi tiếng nhất là việc Giáo sư người Mỹ Karen Wetterhahn qua đời sau khi để rơi chỉ vài mililit thủy ngân lên tay (dù đã đeo găng) trong lúc làm thí nghiệm.
Đó là lý do Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm thực hiện dự án này, với các mục tiêu lớn:

Thông tin về các chất gây độc POP và thủy ngân:
POP
Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) thông tin, POP là các chất hóa học hữu cơ, có nguồn gốc từ cacbon. Khi thải ra môi trường, chúng:
- Vẫn còn nguyên vẹn trong thời gian rất dài (nhiều năm);
- Có độc tính đối với cả con người và động vật hoang dã;
- Trở nên phân bố rộng rãi khắp môi trường do các quá trình tự nhiên liên quan đến đất, nước và đáng chú ý nhất là không khí;
- Tích tụ trong các sinh vật sống bao gồm cả con người và được tìm thấy ở nồng độ cao hơn ở các cấp độ cao hơn trong chuỗi thức ăn.
Thủy ngân
Thủy ngân được phân loại là kim loại và tồn tại ở cả dạng lỏng (còn gọi bạc lỏng) và dạng rắn tùy thuộc vào nhiệt độ.
Thủy ngân là chất độc và có hại cho cơ thể con người. Ngộ độc thủy ngân xảy ra khi bạn tiếp xúc (qua việc hít, nuốt, chạm) với quá nhiều thủy ngân và cơ thể phản ứng tiêu cực với hợp chất này.
Cả ba loại thủy ngân dưới đây đều có hại với sức khỏe con người.
- Thủy ngân nguyên tố (thủy ngân lỏng): Có trong nhiệt kế thủy tinh, công tắc điện, bóng đèn huỳnh quang và chất trám răng.
- Thủy ngân vô cơ: Có trong pin, một số loại chất khử trùng và trong phòng thí nghiệm hóa học.
- Thủy ngân hữu cơ: Có trong khói than, cá ăn phải methyl thủy ngân (một dạng thủy ngân hữu cơ) và các chất khử trùng cũ (thuốc diệt vi trùng như mercurochrome đỏ). Dimethyl thủy ngân cũng thuộc nhóm này.

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.