Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: Nghề nghiệp với tương lai rộng mở
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là ngành nghiên cứu, phát triển và quản trị các dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên thế giới, nhằm phát triển chiến lược giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và mang lại giá trị cho người tiêu dùng.
Đây là ngành học liên quan tới chuỗi các hoạt động bao gồm lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa, kiểm soát nguồn nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu tỷ trọng đóng góp của ngành Dịch vụ logistics vào GDP đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. Do đó, để đạt được mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực, việc chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là rất cấp thiết.
Mô hình logistics trên thế giới
Theo Dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), đến năm 2030 nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp cho ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là 200.000 nhân sự. Ngoài ra, theo báo cáo logistics Việt Nam 2018 của Bộ Công Thương, nếu tính cả nhu cầu nhân lực logistics thuộc các cấp độ trong doanh nghiệp logistics và nhân lực logistics từ các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu nhân lực logistics có thể lên đến 2,2 triệu người đến năm 2030.
Song, tại Việt Nam hiện nay, quy mô đào tạo nhân lực logistics chính quy có thể được ước lượng: (1). Số người được học về Logistics là 10.003 người; (2). Số sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ năm 2018 là 1090 người. Do đó, có thể thấy nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics được đào tạo bài bản đang thiếu hụt trầm trọng.
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Công nghiệp Hà Nội được xây dựng bài bản với đa dạng các thành phần tham gia như đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương,… sẽ góp phần giải bài toán nhân sự đang thiếu cả về số lượng và chất lượng cho ngành Logistics và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng theo mô hình CDIO chuẩn quốc tế (theo hướng phát triển những năng lực cho người học: Hình thành ý tưởng (Conceive) - Thiết kế (Design) - Triển khai (Implement) và Vận hành (Operate), đồng thời chú trọng vào điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam, phát huy và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học cả trong lĩnh hội kiến thức và cơ hội trải nghiệm thực tiễn.
Do đó, sinh viên theo học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại khoa Quản lý Kinh doanh, Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp chuyên sâu về logistics và quản lý chuỗi cung ứng như quản lý hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, xây dựng - quản lý hệ thống các kho bãi và các điểm kết nối hàng hóa, các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển, kiến thức bổ trợ về marketing, tài chính quốc tế, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng,...
Giảng viên khoa Quản lý Kinh doanh, Đại học Công nghiệp Hà Nội tham gia tập huấn - trao đổi chuyên môn với chuyên gia Nhật Bản về lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng phân tích, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch, thiết kế, vận hành, đánh giá hiệu quả, và cải tiến hoạt động dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đồng thời có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới, có kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các tổ chức sử dụng lao động và hội nhập quốc tế.
Cơ hội việc làm
Ngay sau khi ra trường, cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm trách nhiều vị trí việc làm khác nhau, như: Nhân viên phân tích, hoạch định nhu cầu; Nhân viên hoạch định sản xuất; Nhân viên thu mua/quản trị nguyên vật liệu; Nhân viên/nhà quản trị kho bãi, vận tải, phân phối; Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng; Nhân viên kinh doanh; Nhân viên quản lý điều hành vận tải; Nhân viên quản lý hàng hóa; Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu…
Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể đảm trách nhiều vị trí việc làm khác nhau
Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có thể phát triển đủ năng lực tham gia đội ngũ quản lý như: Nhà quản trị cung ứng; Nhà quản trị logistic; Nhà quản trị dự án; Nhà quản trị thông tin trên chuỗi; Giám đốc sản xuất; Giảm đốc vận tải; Quản lý vùng; Nhà quản lý và điều hành hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận; Nhà phân tích các giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ; Nhà thiết kế hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp; Nhà phân tích và cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ…
TS. Vũ Đình Khoa - Trưởng khoa QLKD, ĐHCNHNKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.