Củ riềng là gì? Những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe con người

Tư vấn kiến thức
03:50 PM 24/08/2021

Riềng không những là loại gia vị làm tăng hương vị và mùi thơm cho món ăn mà còn là vị dược liệu giúp hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh. Vậy cụ thể những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe là gì?

NỘI DUNG::
  • 1. Củ riềng là gì?
  • 2. Điểm danh những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe
  • 2.1. Riềng là loại gia vị chứa nhiều chất chống oxy hóa
  • 2.2. Củ riềng có tác dụng tăng khả năng sinh sản ở nam giới 
  • 2.3. Tác dụng của củ riềng trong việc chống lại một số bệnh ung thư
  • 2.4. Củ riềng có tác dụng chống viêm và giảm sưng
  • 2.5. Củ riềng có tác dụng gì? Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng
  • 3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng
  • 4. Một số lưu ý khi dùng củ riềng chữa bệnh

Sở hữu mùi thơm và vị cay nồng đặc trưng, riềng được sử dụng phổ biến để làm gia vị cho các món ăn. Rất nhiều người yêu thích củ này bởi vì riềng không những là loại gia vị phổ biến mà còn có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cùng điểm danh những tác dụng của củ riềng.

1. Củ riềng là gì?

Củ riềng có tên khoa học là Alpinia docinarum, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) và có nhiều tên gọi khác như riềng thuốc, riềng gió, phong khương, kìm sung hay cao lương khương. Đây là loại dược liệu có nguồn gốc từ khu vực Nam Á và thường được sử dụng trong y học cổ truyền của người Trung Quốc và người Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ.

Củ riềng bộ phận rễ phình to của cây riềng.  Cây riềng là loài cây thuộc cây thân thảo, có chiều cao phát triển đến 2m. Lá của cây riềng hình mũi mác, nhọn ở phần đầu và có màu xanh. Hoa riềng thường mọc trên đỉnh cây, có màu trắng xanh, tạo hình trông như chiếc dùi và nở vào tháng 5 - 8. Quả của cây riềng có hình tròn, dạng hạch, khi chín có màu nâu và thường xuất hiện vào tháng 9 - 11. Rễ của cây riềng mọc bò ngang trên mặt đất và phát triển, phình to thành củ riềng.

Củ riềng có màu đỏ nâu khi còn non và chuyển sang màu vàng nhạt lúc già. Thân củ riềng có vảy bao phủ phía ngoài, chia thành nhiều đốt với kích thước không đều nhau và có hương thơm nhẹ. Phần ruột củ riềng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, chứa nhiều sợi xơ và rất đặc.

Củ riềng là gì? Bất ngờ trước những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe - Ảnh 1.

Củ riềng là bộ phận rễ phình to của cây riềng - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Cây xạ đen là cây gì? Điểm danh những tác dụng của cây xạ đen trong hỗ trợ điều trị bệnh

Khoa học chỉ ra những lợi ích của việc ''Ăn gừng vào mùa Hè, ăn củ cải vào mùa Đông''

 Theo các nghiên cứu, thành phần hóa học của củ riềng có những chất sau: 

- Tinh dầu 1%.

- Xineola Metylxinnamat.

 - Alpinin C17H16O6.

 - Chất cay galangola.

 - Galangin C15H10O

-  Kaempferit C16H12O6

Với đặc tính và thành phần hóa học trên, củ riềng có nhiều lợi ích tuyệt vời với sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. 

2. Điểm danh những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe

2.1. Riềng là loại gia vị chứa nhiều chất chống oxy hóa

Với lượng chất chống oxy hóa đáng kể, củ riềng có tác dung chống lại nhiều bệnh tật trước sự gây hại của các gốc tự do.

Đặc biệt, củ riềng có chứa nhóm chất chống oxy hóa polyphenol. Đây là nhóm chất có khả năng làm giảm lượng đường và cholesterol LDL xấu trong máu, cải thiện trí nhớ cũng như các lợi ích sức khỏe khác. Không những vậy, polyphenol cũng có tác dụng trong việc chống lại sự suy giảm thần kinh và các căn bệnh như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

2.2. Củ riềng có tác dụng tăng khả năng sinh sản ở nam giới 

Một trong những công dụng không thể bỏ qua của củ riềng chính là cải thiện và tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Theo các nghiên cứu, bổ sung thực phẩm chức năng có chiết xuất từ củ riềng giúp làm tăng số lượng và độ linh hoạt của tình trùng. Điều này giúp làm tăng khả năng sinh sản ở nam giới.

Củ riềng là gì? Bất ngờ trước những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe - Ảnh 2.

Chiết xuất từ củ riềng làm tăng độ linh hoạt của tinh trùng - Ảnh Internet.

Đọc thêm: Kinh nghiệm dùng củ riềng chữa đau dạ dày tức khắc

2.3. Tác dụng của củ riềng trong việc chống lại một số bệnh ung thư

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất chứa trong củ riềng có khả năng gây chết tế bào ung thư, từ đó giúp chống lại một số căn bệnh ung thư đáng sợ.

Cụ thể, hợp chất galangin (thuộc nhóm flavonols) có trong củ riềng đã được chứng minh có thể chống lại ung thư tế bào dạ dày, u gan, bệnh bạch cầu, thậm chí còn khả thi trong việc điều trị ung thư tuyến tụy và ung thư ruột kết.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ củ riềng còn có hiệu quả trong việc chống lại các tế bào ung thư vú, ung thư da, ống mật và ung thư gan.

2.4. Củ riềng có tác dụng chống viêm và giảm sưng

Không chỉ riềng, các loại cây thuộc họ Zingiberaceae như gừng, nghệ  đều có tác dụng giảm đau nhẹ. Mà cảm giác đau là một trong dấu hiệu của chứng viêm.Theo kết quả của các nghiên cứu, dùng chiết xuất từ gừng và củ riềng có thể giúp giảm đau đầu gối cho những người bị thoái hóa khớp gối.

Không những vậy, củ riềng là loại dược liệu có chứa hợp chất thực vật gọi là HMP có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế, củ riềng có khả năng chống viêm và giảm sưng, đau.

Củ riềng là gì? Bất ngờ trước những tác dụng của củ riềng tới sức khỏe - Ảnh 3.

Chiết xuất từ củ riềng giúp chống viêm, giảm sưng - Ảnh Internet.

2.5. Củ riềng có tác dụng gì? Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng

Không những có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đau, chiết xuất từ củ riềng có thể chống lại sự hoạt động của các vi khuẩn, từ đó kéo dài thời gian bảo quản một số loại thực phẩm. Điều này lý giải vì sao nhiều người có thói quen thêm củ riềng vào một số món ăn thủy hải sản vì việc làm này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn vibrio gây ra khi thực phẩm chưa được chế biến.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chứng mình rằng chiết xuất từ củ riềng có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây hại như E.coli, Salmonella Typhi và Staphyloccocus aureus. 

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

Chữa tiêu hóa kém, mắc chứng đau bụng, tiêu chảy

Khi bị đau bụng, tiêu chảy, tiêu hóa kém, chỉ cần lấy củ riềng bào mỏng, phơi khô rồi tán bột. Pha khoảng 5g bột cùng với nước, mỗi ngày dùng 2 lần trước bữa ăn cho tới khi các triệu chứng mất hẳn.

Đau bụng do nhiễm lạnh

Với người bệnh bị đau bụng do nhiễm lạnh, có thể dùng bài thuốc từ củ riềng và các thảo dược khác để điều trị. Cụ thể, dùng 200g củ riềng với 80g hậu phác và 120g quế đã sấy khô. Sau đó, lấy 12g hỗn hợp thuốc sắc với 200ml nước, sao cho còn lại khoảng 50ml nước thuốc. Chỉ cần dùng  liên tục trong vòng 2 – 4 ngày sẽ thấy tình trạng được cải thiện.  

Trị phong thấp

Khi bị phong thấp, người bệnh dùng 60g củ riềng, 60g trần bì, 60g hạt tía tô phơi khô rồi tán  nhỏ. Sau đó, chỉ cần lấy 4g bột thuốc pha với nước đun sôi để nguội hoặc một chén rượu nhỏ uống mỗi ngày 2 lần. Lưu ý một liệu trình điều trị bệnh phong thấp khoảng  5 – 7 ngày liên tục. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc.

Đau dạ dày cấp

Với những người bị đau dạ dày cấp, cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau:  6g củ riềng ( chế với đại hoàng ), 4g đinh hương, 6g thanh bì, 15g sơn tra, 6g vỏ quýt khô, 6g mộc hương và 6g cửu tiết xương bồ. Dùng các loại thảo dược này sắc lấy nước đặc chia uống 3 lần cho hết,

Trị lang ben

Để điều trị lang ben, người bệnh cần kết hợp củ riềng với chút chít ( dùng cả lá và củ ) mỗi loại 100g, 1 quả chanh tươi. Sau đó, đem hai vị thuốc giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh. Cuối cùng, chỉ cần để nguội, cho vào hũ có nắp đậy kín và dùng dần.  Lấy bông gòn thấm dịch thuốc thoa lên khu vực cần điều trị  2 lần mỗi ngày. Lưu ý khoảng 1 tuần là thấy hiệu quả.

4. Một số lưu ý khi dùng củ riềng chữa bệnh

Dù có nhiều tác dụng tuyệt vời tới sức khỏe và điều trị bệnh, nhưng khi dùng củ riềng làm thảo dược chữa bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Dùng củ riềng đúng ứivo liều lượng và thời gian được khuyến cá.

- Những người có tiền sử bị dị ứng nên thận trọng khi dùng củ riềng: Trong củ riềng có chứa tinh dầu tạo nên mùi thơm đặc trưng. Một số trường hợp bị dị ứng với tinh dầu này. Nên khi dùng củ riềng chữa bệnh mà có các biểu hiện bất thường cần dừng ngay việc dùng thuốc và đi thăm khám nếu cần thiết.

- Củ riềng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày. Nên khi dùng củ riềng làm thuốc chữa bệnh dạ dày, cần kết hợp với các vị thuốc khác để tránh làm tăng tình trạng bệnh.

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng củ riềng. Dù không có nghiên cứu nào chứng minh tác hại của củ riềng với những đối tượng này nhưng tốt nhất khi dùng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tác dụng của củ riềng cũng như những bài thuốc từ thảo dược này và một số lưu ý khi dùng củ riềng để chữa trị các loại bệnh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp người bệnh dùng củ riềng đúng cách.


Ngọc Điệp
Ý kiến của bạn
Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025 Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025

Tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” ngày 3/1, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.