Nhân lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu của sự phát triển. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

NHÂN LỰC LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI QUỐC GIA. TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ THƯỚC ĐO CHỦ YẾU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN. VÌ VẬY, CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ĐỂU COI TRỌNG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.

Ngay khi PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn (ảnh trái) được Quốc hội phê chuẩn chức danh Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) nhiệm kỳ 2021- 2026, có không ít chuyên gia, nhà giáo đã gửi gắm tâm tư, kỳ vọng vào tư lệnh mới của ngành giáo dục. 

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 2.

Theo chia sẻ của PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn, giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Từ nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đến nay, qua nhiều nhiệm kỳ, giáo dục luôn là vấn đề được ưu tiên, là một trong những hướng đột phá nằm trong các trụ cột chiến lược. 

THÁCH THỨC VÀ KỲ VỌNG VỚI VỊ "TƯ LỆNH" NGÀNH

GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng hy vọng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy lắng nghe ý kiến đóng góp của các vụ chuyên môn, của các thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực.

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ bó hoa tươi thắm trong buổi hội nghị bàn giao nhiệm vụ (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Với uy tín và năng lực của PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn, GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng hoàn toàn kỳ vọng vào Bộ trưởng trong việc tiếp quản công việc lãnh đạo ở Bộ GD&ĐT, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Cụ thể, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hiệu quả giáo dục và đào tạo còn hạn chế, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, khả năng tự học…

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 4.

Đồng thời, cơ cấu đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu của thị trường và chưa đáp ứng kịp thời cho Cách mạng công nghiệp 4.0. Nguồn nhân lực chất lượng cao tăng chậm, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động; thiếu nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề.

Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có nơi còn thiếu; chưa gắn kết chặt chẽ, toàn diện giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ.

Cần nói thêm, giáo dục phổ thông đang còn lúng túng khi thực hiện các bộ sách giáo khoa mới, về tích hợp ba môn học với người dạy, về chất lượng thầy cô giáo và về một số hạnh kiểm xấu trong học sinh, bạo lực học đường...

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 5.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay được Chính phủ hết sức quan tâm và tin tưởng vào nhiệm kỳ mới của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo

Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho rằng, trong nhiệm kỳ tới, nhiệm vụ của ngành giáo dục đòi hỏi phải tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, để những vị trí chức danh lãnh đạo này có trách nhiệm cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. 

Đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, nhân sự lần này đã được Trung ương lựa chọn kỹ để giới thiệu. Ông yên tâm, tin tưởng Bộ trưởng mới có đủ năng lực, phẩm chất để giải quyết những thách thức đang đặt ra đối với ngành giáo dục, để tiếp tục thúc đẩy đổi mới giáo dục - đào tạo. Kể cả hệ đại học và các bậc phổ thông, để giáo dục phải cùng với khoa học công nghệ là những lĩnh vực đi đầu cho phát triển đất nước. 

Với góc độ là một giáo viên phổ thông, Thạc sĩ Trần Trung Hiếu giảng dạy môn Lịch sử của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An) bày tỏ mong muốn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT luôn cầu thị và biết lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện mang tính thiện chí, xây dựng của nhân dân, của đội ngũ các nhà giáo. Mọi văn bản, chủ trương khi vừa triển khai nhưng vấp phải sự phản biện của đông đảo các thầy cô giáo thì cần phải xem xét lại ngay. 

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 6.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn được chú trọng

 

Ngoài ra, thầy giáo Trần Trung Hiếu cũng mong Bộ trưởng cần có sự điều chỉnh (thậm chí là thay thế) một số nhân sự trong một số cơ quan của Bộ và trực thuộc Bộ cho phù hợp với năng lực, tài năng của từng cá nhân ở các vị trí công tác và điều chỉnh các chính sách của người tiền nhiệm vốn đã không phù hợp với tình hình và thực tiễn giáo dục hiện nay. Đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một vấn đề khác, cần cẩn trọng và chắc chắn khi soạn thảo và ban hành các văn bản mang tính pháp quy của ngành. Khi soạn thảo văn bản, cần tự đặt mình vào vị trí của giáo viên, học sinh trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó, cần có sự tham vấn rộng rãi đội ngũ các nhà giáo thông qua các phương tiện truyền thông và mọi quyết sách đều phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và mỗi địa phương để hạn chế đến mức thấp nhất những quyết sách xa rời thực tiễn.

CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: xây dựng chiến lược phát triển NNL cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại NNL trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất – kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành.

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 7.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại trụ sở Chính phủ trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát triển hợp lý, hiệu quả các loại hình trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Đối với đơn vị sử dụng lao động (bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp), cần tập trung tạo động lực để thu hút nhân tài theo hướng quan tâm đúng mức tới lợi ích kinh tế và danh dự cá nhân gắn với tinh thần dân tộc. Thay đổi tiêu chí, chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng trên cơ sở tăng cường quyền lực trên thực tế cho lãnh đạo các cấp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nhân lực chất lượng cao, xóa bỏ các rào cản về tôn giáo, dân tộc trong việc chọn lựa người tài.

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 8.

Ngày 11/6, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu chương trình làm việc 2 ngày với lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục Lào Cai.

Công tác đào tạo NNL hiện nay về cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về hình thức đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Việc xác định nhu cầu đào tạo gặp rất nhiều khó khăn do người dân vẫn chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của học nghề. Vấn đề học nghề và hướng nghiệp vẫn chưa vượt qua định kiến về khoa cử bằng cấp, danh vị xã hội. Do đó, nhu cầu về công nhân kỹ thuật rất lớn, nhưng số lượng tuyển sinh học nghề lại thấp.

Cử tri kỳ vọng “tư lệnh” ngành giáo dục thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cao - Ảnh 9.

Bộ trưởng dành sự quan tâm, lắng nghe đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Hà Giang (ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Việt Nam đã và đang trong thời kỳ phát triển, hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thành công đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để từ đó tạo ra sự đột phá về chất lượng NNL, tạo tiền đề và là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Việc phát triển nhân lực, cần phải có tầm nhìn và chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn. Đồng thời, trong mỗi thời kỳ nhất định, cần xây dựng những định hướng cụ thể để từ đó đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… Trên cơ sở đó, đề ra mục tiêu và giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn, phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.