Cú tụt hạng để đời và bài học làm thương hiệu
Trước câu chuyện ngôi vương “ST25 - Gạo ngon nhất thế giới 2019” bị tụt hạng năm 2020, nhiều ý kiến cho rằng điều này tạo nên những khó khăn trong công tác làm thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam…
Năm 2019, loại gạo thơm ST25 đại diện cho Việt Nam đã giành giải nhất cuộc thi World’s best rice contest 2019 – “Gạo ngon nhất thế giới năm 2019”, được tổ chức tại Manila (Philippines).
Năm nay, cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới năm 2020” được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Lúa gạo thế giới lần thứ 12 - World rice conference 12th – diễn ra từ hồi đầu tháng 12/2020 tại Mỹ.
Thông cáo báo chí chính thức của The Rice Trader - Ban tổ chức cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới năm 2020”, cuộc thi năm nay là “một cuộc đua khốc liệt” giữa 3 mẫu gạo dẫn đầu đến từ Việt Nam (Thơm), Campuchia (Jasmine) và Thái Lan (Hom Mali).
Gạo ST24 và ST25 của Việt Nam được vinh danh cùng với gạo Thái Lan và gạo Campuchia trong “Top 3 gạo ngon nhất thế giới”. Đây là thành tựu vô cùng đáng nể, đáng ghi nhận của kỹ sư Hồ Quang Cua đã dày công nghiên cứu trong suốt 20 năm qua. Năm 2019, cả ST24 và ST25 đều đạt chuẩn, chiếm ngôi vị gạo ngon nhất thế giới. Gạo ST25 tự hào “đăng quang ngôi vương”, đoạt danh hiệu “Gạo ST25 ngon nhất thế giới năm 2019”.
Kết quả này trở thành ngọn lửa thổi bùng lên những kỳ vọng tốt đẹp cho việc quảng bá thương hiệu gạo Việt Nam.
Tại cuộc thi năm nay, 2 mẫu gạo của Thái Lan và Việt Nam lọt vào chung kết. Cuối cùng, gạo Hom Mali của Thái Lan đạt giải Nhất, gạo ST25 của Việt Nam đạt giải Nhì, giải Ba thuộc về gạo của Campuchia.
Cú tụt hạng trớ trêu của gạo ST25 đã tạo nên rất nhiều phản ứng trái chiều, thậm chí là các cuộc tranh luận từ các chuyên gia cũng như nhiều doanh nghiệp ngành gạo. Một số phê phán tại sao gạo ST25 đang giữ vị trí gạo ngon nhất thế giới 2019, lại đi dự thi để đạt giải Nhì năm 2020?
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đưa ST25 đi thi là một chiến lược sai lầm trong xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam. Nếu không đi thi, gạo ST25 sẽ mãi được khách hàng toàn cầu biết đến với ngôi vị “ngon nhất thế giới”.
Những hệ lụy và bài học làm thương hiệu
Trong chuỗi tranh luận xung quanh câu chuyện “gạo ST25 ngon nhất thế giới” tụt hạng, một số phê phán tại sao gạo ST25 đang giữ vị trí gạo ngon nhất thế giới 2019, lại đi dự thi để đạt giải Nhì năm 2020? Mỗi người có một cách nhìn khác nhau, nhưng trên tất cả là xuất phát từ niềm tự hào, kỳ vọng bước đầu của hạt gạo ST25.
Trên cộng đồng mạng, một chuyên gia về truyền thông mới đây đã nêu phản ứng rất gay gắt về vấn đề này tại trang Facebook cá nhân và cho rằng giải Nhì gạo ST25 năm nay sẽ gây thiệt hại cho thương mại và sản xuất gạo.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group – Công ty danh tiếng chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản, thực phẩm khô, hàng tiêu dùng - cho biết, Vina T&T Group đang phải dừng hoạt động truyền thông về gạo ST25 ngon nhất thế giới tại Mỹ sau khi kết quả hạng nhì được công bố vào sáng 4/12.
Theo Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group, trước nay tại thị trường Mỹ, gạo Việt Nam chủ yếu ở phân khúc dùng cho chế biến bún, bánh hoặc làm cơm chiên còn cơm ăn hằng ngày thì gạo Thái Lan chiếm ưu thế. “Sau khi gạo ST25 đạt giải ngon nhất thế giới 2019, chúng tôi bắt đầu làm truyền thông, tặng gạo cho người tiêu dùng Mỹ ăn thử, họ thấy ngon thì mới quay lại mua. Khi bắt đầu bán hàng được thì gạo ST25 lại thua gạo Thái. Thời gian tới, chắc chắn gạo Thái Lan sẽ lấy lại ưu thế”, ông Tùng lo ngại.
“Nếu như năm nay gạo ST25 của Việt Nam không tham gia cuộc thi thì doanh nghiệp vẫn có thể nói tiếp câu chuyện về gạo ngon nhất thế giới để thu hút người tiêu dùng. Muốn bán được hàng, chúng tôi phải ghi rõ thông tin “Gạo ngon nhất thế giới 2019”. Trước mắt chúng tôi sẽ phải in lại bao bì”, ông Tùng thông tin thêm.
Giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo ở Tiền Giang đưa ra nhận định: “Qua sự việc cũng thấy rằng VFA và các Bộ, ngành liên quan đã phản ứng quá chậm đối với cơ hội hiếm có này. Sau nhiều năm chúng ta chỉ xuất khẩu gạo chất lượng thấp, gạo cứu đói, giờ có cơ hội khẳng định gạo ngon nhất thế giới mà lại bỏ qua uổng phí”.
Câu chuyện gạo ST25 đang được luận bàn sôi nổi từ người dân, giới kinh doanh gạo, chuyên gia... Và trong đó, có cả nỗi niềm của những người tạo ra dòng gạo thơm ST.
Xin được khép lại câu chuyện “Gạo ngon nhất thế giới 2019” bằng nỗi niềm băn khoăn của chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân: “Vấn đề đặt ra là Việt Nam đã có chiến lược gì đẩy mạnh xuất khẩu gạo, chiếm lĩnh thị trường gạo ngon thế giới sau khi đã có loại gạo được vinh danh ngon nhất thế giới?”.
Trần LinhBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.