Cục Hải Quan Hà Tĩnh: Nỗ lực đảm bảo nguồn thu đạt mức cao nhất trong hai tháng cuối năm
Theo đánh giá của Cục Hải quan Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của sức tiêu thụ trên thị trường nên sản phẩm đầu ra của nhiều doanh nghiệp (DN) bị tồn kho, hoạt động nhập khẩu bị ảnh hưởng. Điều này đã tác động đến chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của đơn vị.
- Nghệ An: Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công
- Hà Tĩnh: Tập trung hành động quyết liệt, quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU
- Hà Tĩnh: Tăng cường hợp tác với Hungary, mở ra nhiều triển vọng mới.
- Nghệ An: Chỉ số toàn ngành công nghiệp hết quý III/2024
- Nghiên cứu triển khai xây dựng tuyến du lịch Hà Tĩnh - Bolikhămxay
Theo thông tin phân tích từ Cục Hải quan Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay hoạt động của Formosa Hà Tĩnh và một số DN khác gặp rất nhiều khó khăn về nhiên liệu đầu vào, giá cả tăng, chi phí sản xuất tăng, trong khi thị trường tiêu thụ giảm. Chính yếu tố này dẫn đến số thu của Hải quan Vũng Áng giảm mạnh. Kim ngạch xuất nhập khẩu sụt giảm mạnh ở các mặt hàng nhập khẩu như: than, quặng, phế liệu, dầu, gỗ các loại, hợp kim ferro, máy móc thiết bị các loại...
Không chỉ riêng hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của các DN qua địa bàn cảng Vũng Áng gặp khó khăn mà nhiều DN có hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cũng tiếp tục gặp khó khăn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư đầu vào tăng; chi phí sản xuất tăng; thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, thua lỗ kéo dài dẫn đến hàng hóa tồn kho lớn.
Đáng chú ý, từ tháng 8/2023 đến nay quốc lộ 8 đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vẫn đang trong quá trình sửa chữa và tuyến đường bên phía Lào vẫn đang bảo dưỡng, khắc phục sạt lở nhưng tiến độ chậm khiến lưu lượng phương tiện hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo giảm mạnh.
Thống kê của Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh, đến hết tháng 10, đơn vị đã làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 113.865 lượt phương tiện vận tải (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023); mở 13.555 tờ khai thông quan (tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 4.566 triệu USD (giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2023).
Dự toán thu NSNN của Cục Hải quan Hà Tĩnh năm 2024 là hơn 9.400 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10, Hải quan Hà Tĩnh mới thu được hơn 6.875 tỷ đồng, đạt 73,14% so với dự toán, giảm 1,03% so với cùng kỳ năm 2023.
Để bù vào nguồn hụt thu, đơn vị đã nỗ lực mời gọi các DN mới về mở tờ khai. Ngoài việc tăng cường thu hút DN mới về mở tờ khai, Hải quan Vũng Áng cũng tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan; kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các DN XNK, các nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn. Đồng thời trực tiếp đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho DN.
Theo đánh giá của Cục Hải quan Hà Tĩnh, để hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN trong 2 tháng cuối năm, đơn vị còn phải thu nộp NSNN 2.500 tỷ đồng. Xét tình hình thực tế dư địa nguồn thu, đây là một khó khăn đối với Hải quan Hà Tĩnh. Để nỗ lực đảm bảo nguồn thu đạt mức cao nhất, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh sẽ bám sát kịch bản thu, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tích cực nắm tình hình về các dự án lớn liên quan đến hoạt động XNK trên địa bàn để có kế hoạch thu hút, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình kế hoạch về chính sách thuế; trị giá, áp mã hàng hóa...
Lê DungTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.