Cục QLTT Hậu Giang: Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đạt hiệu quả cao

Địa phương
09:35 AM 04/11/2021

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Nắm bắt chắc tình hình thị trường hàng hóa, giá cả và kịp thời kiểm tra thị trường, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, kịp thời ngăn chặn các hành vi đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phòng chống dịch COVID-19.

Do chịu sự tác động chung của các dịch bệnh nguy hiểm (dịch tả lợn Châu Phi, COVID-19), biến đổi khí hậu... hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, tuy giá cả một số mặt hàng có tăng, giảm nhưng mức độ biến động không lớn và giá cả thị trường được kiểm soát tốt, không xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, sốt giá làm bất ổn thị trường.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2021 lực lượng quản lý thị trường toàn tỉnh đã kiểm tra 348 vụ, xử lý 129 vụ vi phạm, với tổng tiền phạt trên 823 triệu đồng. Trong đó, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, xử lý đối với một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn tỉnh như: mặt hàng xăng dầu kiểm tra 8 vụ (4 vụ theo kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021; 4 vụ đột xuất), có 4 vụ vi phạm và đã xử lý 2 vụ với số tiền phạt 70 triệu đồng. Mặt hàng LPG kiểm tra 8 vụ theo kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021; mặt hàng đường cát kiểm tra 1 vụ; mặt hàng thép xây dựng… không vi phạm.

Lực lượng QLTT đã xử lý đối với một số nhóm hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn như: kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ (quần áo may sẵn, mỹ phẩm, phụ tùng xe gắn máy, đồ điện, điện tử, đồ sắt, linh kiện điện thoại, giầy, thực phẩm…), đã phát hiện xử lý 11 vụ vi phạm với số tiền phạt 105 triệu đồng, tang vật vi phạm bị tịch thu trên 385 triệu đồng; hàng giả và vi phạm quyền SHTT phát hiện xử lý 2 vụ (1 vụ có hành vi bán, trưng bày để bán hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; 1 vụ có hành vi bán, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) với tổng tiền phạt 7 triệu đồng. 

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ mặt hàng sữa.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra nguồn gốc xuất xứ mặt hàng sữa.

Về lĩnh vực giá phát hiện xử lý 4 vụ vi phạm, tổng tiền phạt 8 triệu đồng về hành vi không niêm yết giá hàng hoá tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật, bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa do cá nhân định giá. ATTP kiểm tra 28 vụ, phát hiện và xử lý 3 vụ vi phạm, tổng tiền phạt 12,5 triệu đồng.

Vi phạm trong kinh doanh phát hiện xử lý 1 vụ vi phạm, tổng tiền phạt 10 triệu đồng. Vi phạm khác phát hiện xử lý 9 vụ vi phạm với tiền phạt trên 82 triệu đồng. Đã khởi tố 1 vụ (vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, số lượng 2.159 bao bằng xe ôtô tải). Trong quý III/2021, lực lượng quản lý thị trường trong tỉnh đã kiểm tra 60 vụ, phát hiện 30 vụ vi phạm, đã xử lý vi phạm hành chính 30 vụ với số tiền trên 224 triệu đồng; tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu ước trên 400 triệu đồng. Ngoài ra, đang chờ xử lý 14 vụ (trong kỳ 9 vụ, kỳ trước 5 vụ).

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo trong thời gian giãn cách xã hội.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo trong thời gian giãn cách xã hội.

Trong các tháng cuối năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang có những thuận lợi, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; vi phạm về nhãn hàng hóa, về an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh, kinh doanh hàng hóa qua mạng xã hội trên địa bàn tỉnh, vẫn còn diễn ra với mức độ tinh vi, khó phát hiện hơn trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến ngày càng phức tạp. 

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đã được phê duyệt; kiểm tra chuyên đề, đột xuất theo chỉ đạo và theo tình hình thực tế tại địa phương.

Lực lượng quản lý thị trường phát hiện 01 vụ vận chuyển thuốc lá lậu.

Lực lượng quản lý thị trường phát hiện 01 vụ vận chuyển thuốc lá lậu.

Nhất là mặt hàng xăng dầu, mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc thú y và thủy sản. Đặc biệt, là thực hiện tốt Công văn số 1832/TCQLTT-CNV ngày 26/8/2021 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-BCT ngày 23/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, các Đội QLTT tập trung quản lý tốt địa bàn, nắm bắt diễn biến thị trường và dịch bệnh COVID-19; phối hợp với lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP và các hành vi gian lận thương mại khác, đặc biệt là kiểm tra hàng hóa phục vụ nhu cầu cao của người dân từ nay đến cuối năm 2021, trước trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022… kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, không rõ nguồn xuất xứ dùng để phòng, chữa bệnh, thu gom hàng, găm hàng hoặc định giá bán bất hợp lý...

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.