Cục QLTT Hậu Giang một năm vượt khó, đảm bảo bình ổn thị trường giữa đại dịch

Địa phương
09:22 PM 28/12/2021

Trong năm 2021, Cục Quản lý thị trường Hậu Giang luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật; góp phần ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp kinh doanh chân chính và người tiêu dùng, từ đó đã phần nào thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đó, Công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, xử lý vi phạm đã được Cục QLTT tỉnh quan tâm, tăng cường triển khai hiệu quả. Để đạt được những kết quả đó, Cục QLTT đã luôn bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục QLTT, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, nhãn hàng hóa.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá cả các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp.

Cục QLTT tỉnh Hậu Giang cũng thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và Tổ an toàn COVID-19 tại Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang. Theo đó, tổ chức kiểm tra 10 vụ; kiểm tra, khảo sát 1 Chợ truyền thống. Qua đó, Ban Chỉ đạo đã nhắc nhở 4 vụ; xử lý VPHC 6 vụ, phạt tiền 9,5 triệu đồng. Ban cũng cho ký cam kết đối với 82 tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch; các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng hàng ngày về việc kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ; đảm bảo chất lượng, bán đúng giá niêm yết, không đầu cơ, găm hàng hay tăng giá quá mức… thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 25/5/2021 của Bộ Công Thương và Công văn số 1102/TCQLTT-VPTC ngày 01/6/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang đã xây dựng, triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, kết quả đã hỗ trợ tiêu thụ được 78 tấn vải thiều; hỗ trợ tiêu thụ 2 tấn khoai lang của tỉnh Vĩnh Long, 1.100kg trái cây các loại (nhãn, chôm chôm, dưa lê, dưa lưới) của tỉnh Hậu Giang. 

Đoàn Kiểm tra liên ngành thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-BCĐ ngày 01/7/2021 của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hậu Giang giao Cục Quản lý thị trường Hậu Giang chủ trì kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh: Bước đầu đã kiểm tra đối với 43 doanh nghiệp; lấy 16 mẫu xăng để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường (đang chờ kết quả mẫu), buộc cam kết đối với 8 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc niêm yết giá mặt hàng gạo.

Đoàn Kiểm tra đã xử lý VPHC đối với 3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (với hành vi vi phạm: sử dụng phương tiện đo bị sai; không niêm yết giá bán hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định pháp luật; không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực), với số tiền trên 166 triệu đồng. 

Đoàn chuyển Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đối với 3 cơ sở có dấu hiệu hình sự về hành vi buôn bán số lượng thuốc BVTV có chứa hoạt chất Glyphosate mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng trên 50 kg trở lên. Xử lý VPHC 2 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp (hành vi vi phạm: buôn bán hành hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…) với số tiền trên 38 triệu đồng.

Trong năm 2021, lực lượng QLTT toàn tỉnh đã kiểm tra 440 vụ (229 vụ kiểm tra đột xuất; 211 vụ/211 vụ kiểm tra định kỳ theo kế hoạch. Qua đó, phát hiện 227 vụ vi phạm (lực lượng QLTT lập hồ sơ 219 vụ, Đoàn Kiểm tra liên ngành BCĐ 389 tỉnh chuyển 8 vụ), xử lý 214 vụ VPHC, với tổng số tiền thu phạt trên 1,4 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm trên 1,3 tỷ đồng và trị giá hàng hoá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu chờ xử lý (ước tính) trên 1,2 tỷ đồng; trị giá hàng hoá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tiêu huỷ và biện pháp khác) trên 136 triệu đồng.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn được Cục QLTT xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được triển khai đồng thời gắn liền với công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. 

Các Đội QLTT tuyên truyền các quy định của pháp luật có liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn để thực hiện đúng theo quy định, thông qua các hình thức như cập nhật các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh, phối hợp cơ quan báo, đài đưa tin các vụ việc, đăng tải trên website của Cục; cho 160 cơ sở ký cam kết không buôn bán hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, phải đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, chấp hành đúng quy định trong kinh doanh… 

Lực lượng quản lý thị trường phát hiện 01 vụ vận chuyển thuốc lá lậu.

Lực lượng quản lý thị trường phát hiện 1 vụ vận chuyển thuốc lá lậu.

Lực lượng QLTT còn phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh, Công an TP Ngã Bảy và Công an phường Ngã Bảy - TP Ngã Bảy tiến hành mời các đối tượng kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn phường Ngã Bảy đến làm việc để tuyên truyền các quy định pháp luật và các chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã. 

Qua đó, lực lượng đã yêu cầu 5 đối tượng kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn phường Ngã Bảy ký cam kết không tham gia, tiếp tay buôn bán, vận chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có những thuận lợi và cơ hội nhất định, song vẫn còn khó khăn, thách thức, đặc biệt ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; giá cả hàng hoá vẫn còn tiếp tục chịu tác động của thị trường trong nước. 

Lực lượng QLTT toàn tỉnh tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, triển khai thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của ngành trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ năm 2022 theo kế hoạch được phê duyệt; kiểm tra chuyên đề, đột xuất theo chỉ đạo và theo tình hình thực tế tại địa phương. 

Các Đội QLTT trực thuộc tập trung quản lý tốt địa bàn, nắm bắt diễn biến thị trường và dịch bệnh COVID-19; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chủ động và phối hợp với lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP và các hành vi gian lận thương mại khác, đặc biệt là kiểm tra hàng hóa phục vụ nhu cầu cao của người dân trong các dịp Lễ, Kỷ niệm, Tết…

Lực lượng QLTT tiếp tục làm tốt công tác tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, không rõ nguồn xuất xứ dùng để phòng, chữa bệnh, thu gom hàng, găm hàng hoặc định giá bán bất hợp lý. 

QLTT An Giang đã tổ chức 2 Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra đối với mặt hàng xăng dầu, mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc thú y và thủy sản từ nay đến cuối năm 2021 theo Quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh; tổ chức tiêu hủy tang vật, hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu…

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.