Cục QLTT Thanh Hóa: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023
Nhằm bình ổn thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa (QLTT) đã tích cực triển khai, thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...
Có thể nói, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán là dịp mà nhu cầu đi lại, mua sắm buôn bán của người dân luôn diễn ra sôi động, nhộn nhịn và cũng là dịp các hành vi gian lận thương mại tăng lên rõ rệt, với nhiều diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi, manh động, liều lĩnh... điều này đặt ra cho công tác QLTT Thanh Hóa không ít khó khăn, thách thức.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn về việc thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2024.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố; căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước và tình hình thực tế, chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện theo thẩm quyền và phân cấp đối với các nội dung chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong, sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2024; có văn bản tham mưu, đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh theo quy định.
Cục QLTT tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan, chủ động thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu; báo cáo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND tỉnh theo quy định.
Để chủ động, lực lượng QLTT Thanh Hóa đã sáng tạo đổi mới công tác quản lý điều hành, bám sát chỉ đạo của cấp trên, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các địa bàn trọng tâm, mặt hàng trọng điểm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Theo kế hoạch, lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa triển khai kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh, tại các kho bãi, điểm tập kết hàng hoá gần biên giới, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, kho chứa hàng đông lạnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, làng nghề, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không… nhất là các địa bàn trọng điểm tại các huyện biên giới đất liền, vùng biển; các đô thị, khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu vực thương mại tập trung.
Các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hóa trên các sàn gao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, các website, các trang mạng xã hội, các ứng dụng bán hàng trực tuyến, vi phạm quy định của pháp luật về giá niêm yết và bán theo giá niêm yết. Tại các cơ sở kinh doanh, điểm bán hàng; yêu cầu chủ cơ sở ký cam kết không nhập lậu, không buôn bán hàng hóa trái phép. Xây dựng tuyến phố nói không với hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Tập trung vào những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên Đán. Đặc biệt, lực lượng Quản lý thị trường Thanh Hóa sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán pháo nổ, pháo hoa các loại; tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường để phục vụ nhu cầu Tết cho Nhân dân.
Phối hợp chặt chẽ với các Báo, đài trung ương và địa phương để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Mục tiêu của Cục đặt ra là làm thế nào để người sản xuất, kinh doanh hiểu sâu sắc về lợi ích từ việc kinh doanh chân chính và về quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thì công tác QLTT đã đạt được 50% thắng lợi, đời sống nhân dân được ấm no, an sinh xã hội được đảm bảo.
Yến HoàngViệt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.