Cuộc biểu tình lớn nhất tại Thái Lan kể từ 2014
Ngày 16/8, hơn 10.000 người biểu tình Thái Lan đã tham gia trong cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Các sinh viên dẫn đầu các cuộc biểu tình gần như hàng ngày trong tháng qua ở Thái Lan. Nhưng cuộc biểu tình hôm 16/8, đã thu hút một lượng lớn những người tham gia. Người biểu tình yêu cầu chấm dứt chế độ quân chủ và yêu cầu sự ra đi của cựu lãnh đạo quân đội, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha Lan. Họ hô vang "chế độ độc tài" và "đất nước thuộc về nhân dân".
"Chúng tôi muốn có một cuộc bầu cử mới và một quốc hội mới từ người dân," nhà hoạt động sinh viên Patsalawalee Tanakitwiboonpon, 24 tuổi, nói với đám đông. "Cuối cùng, ước mơ của chúng tôi là có một chế độ quân chủ thực sự theo hiến pháp."
Traisulee Traisoranakul, một phát ngôn viên của chính phủ, nói với các phóng viên: "Thủ tướng gửi mối quan tâm của mình tới các quan chức và những người biểu tình để tránh bạo lực".
Prayuth đã thắng trong cuộc bầu cử được cho là "tổ chức theo quy tắc" để đảm bảo rằng ông giữ được quyền lực, khiến người dân vô cùng giận dữ. Sự tức giận càng đẩy lên cao bởi các cáo buộc tham nhũng, việc bắt giữ một số thủ lĩnh sinh viên trong các cuộc biểu tình trước đó và sự suy thoái kinh tế do Covid-19.
Titipol Phakdeewanich, Trưởng khoa Khoa học chính trị tại Đại học Ubon Ratchathani, cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến sự thay đổi trong chiến lược của phong trào do thanh niên lãnh đạo, nó càng ngàng càng trở nên bao trùm hơn".
Một số nhóm sinh viên cũng đã trình bày 10 cải cách mà họ tìm kiếm đối với chế độ quân chủ của Vua Maha Vajiralongkorn - bao gồm việc hạn chế quyền lực của ông đối với hiến pháp, tài sản hoàng gia và các lực lượng vũ trang. "Đả đảo chế độ phong kiến, nhân dân muôn năm"; "Chúng tôi sẽ không còn là cát bụi cho bất cứ ai"", những người biểu tình hô vang.
Khi cuộc biểu tình chống chính phủ đang diễn ra, hàng chục người theo chủ nghĩa bảo hoàng cũng tổ chức biểu tình, vẫy cờ quốc gia và giơ cao những bức chân dung đóng khung bằng vàng của nhà vua và các hoàng gia khác.
Sumet Trakulwoonnoo, một nhà lãnh đạo của nhóm bảo hoàng, Trung tâm Điều phối Sinh viên Dạy nghề Bảo vệ các Định chế Quốc gia (CVPI), cho biết: "Tôi không quan tâm nếu họ phản đối chính phủ nhưng họ không thể đụng chạm đến chế độ quân chủ'.
Những người chỉ trích cáo buộc chế độ quân chủ giúp mở rộng quyền lực của quân đội trên chính trường ở Thái Lan, nơi đã có 13 cuộc đảo chính thành công kể từ khi kết thúc chế độ hoàng gia tuyệt đối vào năm 1932.
Trước cuộc đảo chính năm 2014, Bangkok đã bị khuấy động bởi hơn một thập kỷ thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người biểu tình bảo hoàng áo vàng và đối thủ áo đỏ trung thành với cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.
"Bây giờ tôi đã già và không bao giờ có thể đạt được mục tiêu của mình," cựu người biểu tình áo đỏ Ueng Poontawee, 62 tuổi, nói. "Bây giờ có những gương mặt mới. Tôi rất vui vì họ đã ra sân".
Sau khi cuộc biểu tình kéo dài hơn 9 giờ giải tán, một nhóm các nhà hoạt động đã tuần hành đến đồn cảnh sát gần đó để thách thức các sĩ quan bắt giữ họ với tội danh tổ chức các cuộc biểu tình trước đó. Cảnh sát không bắt giữ ai và các nhà hoạt động sau đó đã rời đi.
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.