Cuộc cách mạng đầu tư vào ngành vaccine nhìn từ mức tăng giá khủng 1.450% của cổ phiếu hãng Moderna
Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết có đến 299 đơn vị đang phát triển vaccine ngừa Covid-19. Đó là chưa kể hàng trăm doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, từ đóng chai đến cung cấp nguyên liệu cũng gia tăng sản xuất.
Theo tờ Business Times, ngành vaccine toàn cầu đang có sự bùng nổ mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Việc có những công ty dược tăng trưởng đến 1.450% kể từ khi đại dịch bùng nổ đã khiến hàng loạt doanh nghiệp đua nhau sản xuất vaccine. Không những vậy, các sản phẩm vô cùng đa dạng, từ ngừa Zika cho đến u da ác tính.
Việc những hãng dược như Pfizer, Moderna lãi lớn nhờ vaccine ngừa Covid-19 trong thời gian qua là điều không thể bàn cãi. Do đó chẳng có gì lạ khi có đến 299 đơn vị đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Nguồn ảnh: The Conversation
Tờ Business Times nhận định sự phát triển của công nghệ mRNA đã thúc đẩy ngành công nghiệp vaccine trong chiến dịch chống lại các bệnh truyền nhiễm hay thậm chí là các liệu pháp trị ung thư.
Rõ ràng, đại dịch Covid-19 đã tạo cơ hội cho một cuộc cách mạng công nghiệp vaccine trên toàn cầu.
Bùng nổ
Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều cái tên nổi tiếng như Pfizer, Moderna hay Johnson&Johnson (J&J). Chắc chắn những công ty này sẽ tận dụng công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 cho các sản phẩm khác để tận thu lợi nhuận.
Lấy ví dụ công nghệ mRNA, chuyên gia John Bowler của Quỹ SGHF nhận định kỹ thuật này có ưu điểm là vô cùng nhanh chóng. Một khi các nhà khoa học có được mã gen thì họ có thể quyết định đưa đoạn mã nào vào vaccine để hướng dẫn phản ứng miễn dịch cho mục tiêu.
"Điều này sẽ thực sự thay đổi mọi thứ trong nỗ lực chống dịch", chuyên gia Bowler nhấn mạnh.
Theo Business Times, những công nghệ vaccine như mRNA sẽ kích thích các hãng dược chuyển hướng sang phát triển những sản phẩm khác như vaccine cho dịch bệnh Zika hay sốt rét. Các nhà khoa học cũng kỳ vọng ngày càng nhiều vaccine chống cúm theo công nghệ mới sẽ ra đời bởi sản phẩm hiện nay mới chỉ có 40-60% tác dụng giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
"Chúng ta hiện đang có rất nhiều cách để sản xuất vaccine và các công ty đang thử mọi lựa chọn khả thi", chuyên gia phân tích Marshall Gordon của ClearBridge nhận định.
Các chuyên gia nhận định việc phát triển những vaccine ngừa Covid-19 mới như bằng thuốc uống hay quyết định tiêm liều thứ 3 hoặc sản phẩm mới chống biến thể Covid-19 sẽ kích thích đà tăng trưởng của ngành này trong tương lai.
Thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 bằng đường mũi. Nguồn ảnh: National Geographic
Theo tuyên bố của các doanh nghiệp, những hãng như Sanofi, Pfizer, Moderna đang thử nghiệm vaccine công nghệ mRNA chống cúm.
Ngoài ra, lãi lớn từ vaccine ngừa Covid-19 cũng khiến các hãng dược như Moderna có thừa tiền để mua lại, sáp nhập những hãng dược khác hoặc tập trung tiền đầu tư cho mảng sản phẩm vaccine đang "hot" này.
Mặc dù những ông lớn đi trước chiếm ưu thế trong ngành vaccine nhưng chặng đường còn dài và bất kỳ người chơi nào cũng có thể thu lời lớn trong mảng này nếu đặt cược đúng.
Hiện Sanofi đang hợp tác với Translate Bio trong dự án 3,2 tỷ USD nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa Covid-19 hoàn toàn mới so với hiện nay.
Một hãng dược khác là Merck cũng đang hợp tác với Ridgeback Therapeutics để nghiên cứu thuốc kháng virus cho những người bệnh Covid-19 nhằm ngăn chặn sự lây lan của chúng trong cơ thể người.
Thách thức
Dẫu vậy, ngành vaccine vẫn có những khó khăn riêng. Gần đây Ấn Độ và Nam Phi đã kêu gọi các thành viên Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đàm phán về vấn đề bản quyền dược phẩm nhằm giải quyết tình trạng thiếu thuốc tại các quốc gia nghèo.
Động thái này sẽ làm giảm lợi nhuận của các hãng sản xuất vaccine và thật không may là Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc dỡ bỏ bản quyền vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, WTO cho biết tiến trình đàm phán đến thời điểm hiện tại vẫn rất chậm.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến doanh thu vaccine của các công ty. Ví dụ một quốc gia nào đó sẽ tập trung mua một loại vaccine thay vì nhiều đầu mối dựa trên tình hình và hiệu quả của sản phẩm.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy tổng giá trị thị trường ngành vaccine đã mất tới gần 9,6 tỷ USD trong một phiên của tháng 6/2021 khi các xét nghiệm cho thấy vaccine ngừa Covid-19 của CureVac-Đức có hiệu quả thấp hơn sản phẩm của đối thủ trên thị trường.
Thêm nữa, việc toàn bộ người dân đã được tiêm chủng trong tương lai sẽ khiến mọi người có thái độ cẩn thận hơn khi lựa chọn vaccine trong vô vàn những sản phẩm đang được phát triển.
Cuộc cách mạng
Các nhà đầu tư hiện nay đang đổ xô vào những doanh nghiệp dược. Tại Mỹ, cổ phiếu của Moderna đã được đưa vào chỉ số S&P500 trong tháng 7/2021 còn cổ phiếu Pfizer và J&J đã lọt top 25 cổ phiếu "hot" nhất của chỉ số này.
Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu những hãng dược này nắm trong rất nhiều danh sách đầu tư của các quỹ cũng như tổ chức.
Xin được nhắc lại với nhu cầu vaccine ngừa Covid-19 như hiện nay, các hãng dược như Moderna đã mạnh dạn dự báo doanh số 20 tỷ USD riêng cho mảng vaccine năm 2021. Hãng J&J thì cho biết doanh số vaccine quý I/2021 của họ đạt tới 100 triệu USD.
Với lý do trên, không có gì lạ khi cổ phiếu của Moderna đã tăng tới hơn 1.450% kể từ đầu tháng 3/2020 khi đại dịch mới bùng phát ở Mỹ, từ 28 USD/cổ lên mức 450 USD/cổ.
Khoảng 94% mức doanh thu 6,3 tỷ USD nửa đầu năm 2021 của Moderna đến từ vaccine ngừa Covid-19 và chắc chắn họ sẽ tiếp tục đầu tư cho mảng này.
Câu chuyện cũng tương tự với nhiều hãng dược như BioNTech, Novavax, CureVac...
Thế rồi những công ty trong chuỗi sản xuất vaccine như các hãng cung ứng nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất thiết bị xét nghiệm, sản xuất nút cao su, ống tiêm, thủy tinh đặc biệt cho nghiên cứu dược...
Nguồn ảnh: Forbes
Minh chứng rõ ràng nhất là cổ phiếu của hàng loạt công ty có liên quan đến ngành dược như West Pharmatical Service, Becton Dickinson hay Gerresheimer đều tăng giá.
Thậm chí, chuỗi cung ứng vaccine còn liên quan đến vô số quốc gia. Ví dụ hãng Evonik Industries của Đức chịu trách nhiệm sản xuất chất béo Lipid cho vaccine của Pfizer, hãng Rovi của Tây Ban Nha đóng bao bì cho vaccine của Moderna hay tập đoàn Lonza-Thụy Sĩ sản xuất nguyên liệu cho Rovi.
"Không quan trọng loại vaccine nào sẽ chiếm ưu thế, tất cả hãng dược sẽ cần sự hỗ trợ của các công ty đóng chai lọ, doanh nghiệp sản xuất nút chai hay các tập đoàn cung ứng khác. Tất cả họ đều nằm trong một chuỗi cung ứng và chắc chắn nhu cầu của ngành dược sẽ lớn hơn rất nhiều chứ không chỉ dừng lại ở mỗi vaccine", chuyên gia Bowler của SGHF nhấn mạnh.
*Nguồn: Business Times
Băng BăngThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.