‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:21 AM 28/04/2022

Sau mỗi lần chúng ta vứt đi một vỏ hộp sữa, nó sẽ trở thành gánh nặng cho môi trường, nhưng nếu chúng ta cùng chung tay, chiếc hộp này sẽ có một cuộc đời mới, tuyệt vời hơn.

Ngày nay, bao bì, vỏ hộp được sản xuất hàng loạt để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong sinh hoạt thường ngày, giúp cuộc sống tiện lợi hơn rất nhiều.

Nhưng, đằng sau sự tiện lợi ấy lại là sự bất lợi đối với môi trường. Do vậy, việc tái chế vỏ hộp sẽ góp phần làm sạch môi trường và giảm đi sự cồng kềnh của những khu chứa rác thải.

Có thể bạn đã biết, Trái Đất của chúng ta đang phải hứng chịu hơn 1.3 tỷ tấn chất thải rắn hàng năm từ các thành phố trên toàn thế giới, và dự kiến con số sẽ tăng lên khoảng 2.2 tỷ tấn vào năm 2025.

Với lượng rác thải tiếp tục tăng, sớm muộn chúng ta sẽ sống trên một bãi rác, nơi mà nhà cửa, con đường, rừng cây, biển nước, không khí,… đều ngập rác. Nếu thiêu hủy số lượng lớn rác thải ấy thì có thể bị ô nhiễm môi trường không khí hơn và con người sẽ phải hít thở bầu không khí độc hại.

Hãy cùng thay đổi tương lai đó bằng giải pháp phân loại và tái chế rác thải ngay bây giờ. Nhờ tái chế, chúng ta có thể tiết kiệm được năng lượng, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, cũng như giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa - Ảnh 1.

Một hình hài mới xinh xắn và hữu ích của những chiếc vỏ hộp sữa tưởng như bỏ đi… (Ảnh: Tetra Pak)

Hiểu được những vấn đề này, các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh đã có rất nhiều sáng kiến và hành động để tái chế vỏ hộp sau khi sử dụng. Mục tiêu của họ là mang lại sự tiện dụng cho khách hàng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo giữ gìn môi trường, không làm tăng gánh nặng cho trái đất.

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã không ngừng chung tay đưa ra các dự án thu gom, tái chế vỏ hộp, biến những thứ tưởng như bỏ đi này trở thành những vật dụng vô cùng xinh đẹp và hữu ích. Đó chính là cách tuyệt vời để cho chúng một cuộc đời mới hoàn toàn khác.

Thành phần vỏ hộp sữa thường có nhôm, giấy, chúng có thể được tái chế thành tấm lợp, tấm lót sàn, bột giấy, nhiều sản phẩm gia dụng.

‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa - Ảnh 2.

Bàn ghế và sổ tay tái chế. (Ảnh: Tetra Pak)

Theo đó, vỏ hộp sữa sau khi đưa vào dây chuyền tái chế hoàn chỉnh, bột giấy thu hồi được sẽ tái chế thành thùng carton. Phần còn lại là lõi nhôm và nhựa được làm thành các tấm lợp. Hiện trung bình cứ 8.000 hộp sữa giấy đã qua sử dụng, có thể tái chế được một tấm lợp.

Sản phẩm tái chế có thành phần 100% là nhôm nhựa được tách ra từ vỏ hộp sữa giấy và có nhiều ưu điểm: Bền với thời gian, không rỉ sét; có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt; thân thiện với môi trường; thích hợp với khí hậu khắc nghiệt, các vùng ven biển, đặc biệt rất phù hợp với các trang trại, nơi có môi trường độ ẩm cao.

‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa - Ảnh 3.

Tái chế vỏ hộp thành tấm lợp sinh thái. (Ảnh: Tetra Pak)

Nhìn ngắm những sản phẩm được tái chế từ vỏ hộp sữa, chúng ta không thể nào ngừng tán dương ý tưởng tuyệt vời này. Bởi từ đây, nếu chung tay hành động, thu gom vỏ hộp và gửi đi tái chế, chúng ta không chỉ nhận lại những sản phẩm đảm bảo duy trì sự tiện dụng trong sinh hoạt của mình, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

"Hành động gặt thói quen, thói quen gieo tính cách, tính cách tạo số phận", mỗi hành động nhỏ ý nghĩa nếu được tích góp và lan tỏa sẽ tạo nên hiệu quả lớn. Chúng ta có thể chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động nhỏ, chỉ tốn một giây như nhặt vỏ hộp sữa, đập, gấp, xếp dẹp và xếp gọn vào khay hoặc bỏ vào thùng rác tái chế. Hay khuyến khích các em nhỏ tham gia hoạt động tái chế vỏ hộp sữa, dưới sự hướng dẫn của quý thầy cô, cha mẹ, để giúp các em hiểu được vai trò quan trọng và ý nghĩa của phân loại, thu gom, tái chế, tạo cho thế hệ tương lai thói quen gìn giữ môi trường một cách tự nhiên bằng những hành động dù nhỏ nhất.

Cũng với tâm niệm về giảm thiểu rác thải, tăng cường tái chế, Tập đoàn TH, đơn vị sở hữu thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK hiện đang triển khai chương trình ý nghĩa mang tên "Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh".

Để tham gia, người tiêu dùng mang vỏ hộp sữa các loại, không phân biệt nhãn hiệu hay nhà sản xuất, được làm sạch và gấp gọn tới một trong 20 cửa hàng TH true mart tại Hà Nội và TP HCM. (Click vào đây để xem thông tin chi tiết chương trình).

Ngoài việc thực hành sống xanh, góp phần giảm rác thải, mỗi người tham gia sẽ nhận được những món quà ý nghĩa làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường, như sổ tay tái chế, bộ thìa đũa tái chế, túi vải canvas, bộ hạt giống chậu cây xơ dừa, sữa tươi tiệt trùng hữu cơ TH true MILK Organic,...

‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa - Ảnh 4.

Người dân hưởng ứng chương trình Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh của Tập đoàn TH tại true mart 6 Tràng Tiền (Hà Nội). Ảnh: Minh Sơn

Vỏ hộp sau khi thu gom sẽ được TH chuyển lại Tập đoàn bao bì Tetra Pak để tái chế bằng công nghệ hiện đại.

Với tôn chỉ hoạt động "Hãy trân quý Mẹ Thiên nhiên, Người sẽ cho mình tất thảy" cùng tầm nhìn trở thành một doanh nghiệp thân thiện với môi trường và phát triển bền vững, Tập đoàn TH không chỉ tiên phong làm sữa tươi sạch và nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, mà hiện đã trở thành một doanh nghiệp dẫn dắt trong việc tìm kiếm, ứng dụng những giải pháp vật dụng gắn với tiêu dùng thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu sinh học có thể tái tạo.

‘Cuộc đời khác’ của vỏ hộp sữa - Ảnh 5.

Bạn trẻ thu gom vỏ hộp sữa tại một TH true mart và nhận quà là sổ tay tái chế và quà tặng đặc biệt theo tuần là túi canvas. (Ảnh: Minh Sơn)

Theo đại diện TH, suốt hơn 10 năm từ khi thành lập, TH kiên trì thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, từ các giải pháp chi tiết, cụ thể đến các chiến lược tiên phong mang tính định hướng cho cả cộng đồng.

Chẳng hạn như chấm dứt sử dụng túi nilon sử dụng một lần trên toàn hệ thống TH true mart, thay thế bằng túi nhựa sinh học; sử dụng thìa sữa chua được làm từ chất liệu sinh học; bỏ màng co plastic nắp chai nước tinh khiết TH true WATER 350ml.

TH còn là một trong những doanh nghiệp tiên phong sáng lập và chung tay cùng các tổ chức lớn tại Việt Nam bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, như: Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam – PRO Vietnam, Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam - VB4E, Liên minh các nhà bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon dùng một lần.

Hồng Vân
Ý kiến của bạn