Cước vận tải biển vẫn chưa thực sự chạm đỉnh và còn tiếp tục tăng
Theo nhiều chuyên gia, có khả năng cước vận tải biển vẫn chưa thực sự chạm đỉnh và sẽ tiếp tục duy trì ở các mức kỷ lục cho đến hết năm 2021 và thậm chí là kéo dài sang năm 2022.
- Hãng vận tải biển lớn bậc nhất thế giới quyết định ngừng tăng cước, cuộc chiến giá điên rồ đang tới hồi kết
- Cơn bĩ cực của ngành vận tải biển: Cả thế giới gánh chịu hậu quả sau nhiều năm 'tinh gọn' hệ thống, các hãng lớn nắm thế kiểm soát, mặc sức 'hét giá'
- Lịch sử ngành vận tải biển sắp bước sang trang mới: Tàu vận tải chạy điện, không thuỷ thủ đoàn sắp khởi hành chuyến đầu tiên
Sự kiện hãng tàu Pháp CMA CGM và hãng tàu Hapag-Lloyd (Đức) thông báo ngừng tăng cước giao ngay (spot rate) là thông tin "hot" đối với thị trường vận tải biển. Đây là tín hiệu rất vui, giúp các chủ hàng Việt Nam có thể kỳ vọng thị trường giá cước vận tải container sẽ dịu bớt trong thời gian tới.
Liệu động thái của hai ông lớn này có là tín hiệu cho thấy cước vận tải biển sắp chạm đỉnh sau khi liên tục thiết lập các kỷ lục mới?
Tuy nhiên, sau khi CMA CGM và Hapag-Lloyd tuyên bố ngừng tăng cước, hiện chưa có thêm hãng tàu lớn nào quyết định đồng hành với hai hãng tàu châu Âu. Nếu các chủ hàng không thể lấy được booking từ CMA CGM và Hapag-Lloyd và chuyển qua các hãng khác thì cước vẫn sẽ tăng, vì cung thị trường vẫn đang căng thẳng. Nhiều hãng tàu như Wan Hai, ZIM và SM Line có tỷ lệ khách hàng mua cước giao ngay nhiều hơn so với tỷ lệ tại các hãng tàu lớn khác, và các hãng này chưa có động thái nào về cước phí như CMA CGM và Hapag-Lloyd.
Nhiều chuyên gia phân tích, kể cả khi các hãng tàu quốc tế khác cũng tuyên bố như hai ông lớn vận tải biển từ châu Âu thì cũng vẫn chưa chắc cước không tăng nữa, hay chính xác hơn, chi phí cho vận tải biển của các chủ hàng vẫn có khả năng tăng và nhiều khả năng là cước vận tải biển vẫn chưa thực sự chạm đỉnh.
Thông báo của CMA CGM hay tuyên bố của Hapag-Lloyd đều chỉ nhấn mạnh đến cước vận chuyển (rate) chứ không nhắc đến các loại phụ phí (surcharge). Theo đó, Các loại phụ phí như PSS (Peak-season surcharge - phụ phí thời vụ hay mùa cao điểm) hay PCS (Port Congestion Surcharge - phụ phí tắc nghẽn cảng) rất dễ được áp dụng.
Cụ thể, mức cước thời vụ có hiệu lực trong vòng một tháng cho tuyến dịch vụ kết nối cảng chính Trung Quốc với các cảng chính Bờ Tây nước Mỹ hiện đã ở mức 4.553 USD cho một TEU (đơn vị dung lượng vận tải tương đương với thể tích một container kích thước 20 feet - ND), tăng 400% so với cùng tuần của giai đoạn năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID.
Cước thời vụ cho tuyến dịch vụ Trung Quốc - Bắc Âu hiện leo lên mức 5.726 USD, tăng 636% so với thời điểm năm 2019, trong khi đó tuyến xuyên Đại Tây dương kết nối Bắc Âu và các cảng chính Bờ Đông nước Mỹ, mức cước thời vụ đã lên tới 3.010 USD/TEU, tăng 218% cùng kỳ năm 2019.
Giá cước theo hợp đồng trung dài hạn từ 3 tháng trở lên cho các tuyến dịch vụ Trung Quốc – Bờ Tây nước Mỹ lên đến 1.941 USD cho một FEU (đơn vị vận tải tương đương một container 40 feet) tăng 92% so với năm 2019; cước hợp đồng cho tuyến Trung Quốc – Bắc Âu tăng lên mức 1.614 USD/TEU; tuyến Bắc Âu – Bờ Đông nước Mỹ chạm mức 1.307 USD/TEU, tăng 52%.
Ngoài ra, "gã khổng lồ" ngành vận tải biển Đan Mạch A.P. Moller-Maersk nhận định, cơn sốt giá cước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm nay. Đại dịch COVID-19 đã gây nên tình trạng thiếu container và tắc nghẽn tại các cảng trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Điều này đã đẩy giá cước tăng lên mức kỷ lục. Do đó, khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu dự kiến tăng 7 - 8% trong năm 2021. Điều này đồng nghĩa nhu cầu của người tiêu dùng rất mạnh, kết hợp với việc các doanh nghiệp tăng cường hàng dự trữ.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.