Đà Nẵng: Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16
Sáng 22/9, tại Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (AMRI-16) với chủ đề “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng”.
- Việt Nam đề xuất giải pháp để thực hiện tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh G7 về bảo vệ môi trường
- TP. Hồ Chí Minh: Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí Văn hoá kinh doanh Việt Nam với 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
- Sắp diễn ra Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí Văn hoá kinh doanh Việt Nam với 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ
Dự và phát biểu tại Hội nghị có đồng chí Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng đại diện các đơn vị có liên quan và đông đảo phóng viên của các cơ quan báo chí.
Hội nghị AMRI-16 do Việt Nam đăng cai tổ chức, có sự tham dự của 9 nước thành viên ASEAN, Timor-Leste (được mời làm quan sát viên) và 3 nước đối tác gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Hội nghị là diễn đàn để các Bộ trưởng phụ trách về thông tin của các nước ASEAN thảo luận đưa ra định hướng và chỉ đạo thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong khu vực trong các lĩnh vực: Báo chí; Phát thanh và Truyền hình; Internet (mạng xã hội, websites, truyền thông trên nền tảng internet) và Nâng cao nhận thức về ASEAN.
Với chủ đề "Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng", Hội nghị nêu bật vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực truyền thông trong giai đoạn mới, đưa thông tin trở thành động lực phát triển, không chỉ cung cấp thông tin mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ thông tin thành tri thức, xây dựng một ASEAN tự cường (Resilient), củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu và thích ứng (Responsive) để khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN không chỉ hướng nội mà còn sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, với phương châm "tích cực, chủ động và có trách nhiệm", Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần duy trì sự đoàn kết, thống nhất và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội.
Tham gia vào quá trình phát triển chung, Việt Nam đặc biệt coi trọng lĩnh vực thông tin, truyền thông. Ngày 6/4/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm mục tiêu xây dựng cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại thông qua việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động báo chí, phát triển nền tảng số, làm cho hệ sinh thái báo chí số được bồi đắp thêm các tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông, tăng cường kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Phó Chủ tịch nước đánh giá Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Thông tin ASEAN là diễn đàn quan trọng để các quốc gia thành viên, cùng các nước đối thoại, trao đổi và xác định các ưu tiên, định hướng hợp tác trong thời gian tới, chung tay thực hiện thành công các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN.
Phó Chủ tịch nước mong muốn mong muốn các vị đại biểu cùng chia sẻ, đưa ra những khuyến nghị có giá trị cho cấp cao ASEAN, thống nhất được các chương trình hành động cụ thể để tiếp tục khẳng định và phát huy hơn nữa vai trò quan trọng của lĩnh vực thông tin trong tiến trình phát triển ASEAN, biến thông tin thành tri thức cho người dân như chủ đề của Hội nghị năm nay.
Chia sẻ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lĩnh vực thông tin và truyền thông của ASEAN đang nhận về mình sứ mệnh mới, đang chủ động mở ra không gian mới để cùng nhau góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng. Đó là sự thay đổi từ thông tin đến tri thức và sự thấu hiểu. Đi đầu trong sự chuyển dịch này và thành công trong sứ mệnh mới này sẽ chính là đóng góp của các nước ASEAN cho lĩnh vực thông tin và truyền thông của thế giới.
Trong khuôn khổ tuần lễ diễn ra sự kiện, còn có Hội nghị AMRI+3 lần thứ 7; hội nghị SOMRI lần thứ 20 và SOMRI+3, SOMRI+ Nhật Bản.
Phùng SơnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.