Đà Nẵng: Nhiều hoạt động được mở lại từ 0h ngày 30/9

Địa phương
09:17 AM 29/09/2021

UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành các quy định, hướng dẫn mới về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, từ 0h ngày 30/9, Đà Nẵng cho phép 10 hoạt động trở lại với nhiều điều kiện phòng chống dịch kèm theo.

Trên cơ sở kết quả công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP Đà Nẵng, đồng thời đáp ứng mong mỏi của người dân, doanh nghiệp, thành phố thống nhất sẽ ban hành chỉ thị mới về phòng chống dịch để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 trong thời gian tới. Chỉ thị này sẽ thay thế Chỉ thị 05 trước đó.

Theo đó, bắt đầu từ 0h ngày 30/9 cho đến khi có thông báo mới, thành phố cho phép một số lĩnh vực được mở cửa trở lại với những quy định cụ thể kèm theo - cắt tóc, hội họp, hoạt động tín ngưỡng, tập thể dục, thể thao, tắm biển, các khách sạn, cơ sở lưu trú được đón khách...

Đà Nẵng chuyển trạng thái, nhiều hoạt động được mở lại từ 0h ngày 30/9 - Ảnh 1.

Từ 0h ngày 30/9, Đà Nẵng cho phép 10 hoạt động trở lại với nhiều điều kiện phòng chống dịch kèm theo. Ảnh: MINH TRÍ

Cụ thể, trong công văn số 6589/UBND-KGVX ngày 28/9 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định cụ thể về 10 hoạt động được phép thực hiện, gồm:

Chợ truyền thống phải bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng. Tiểu thương và những người làm việc trực tiếp liên quan đến chợ phải được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Mỗi hộ gia đình đi chợ 3 ngày/lần và phải có Giấy đi mua hàng QRCode.

Hoạt động hội họp, tập huấn, hội thảo… trong nhà do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức (trừ các hoạt động, sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép) chỉ được tập trung không quá 20 người trong 1 phòng; trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng thì được tập trung không quá 100 người.

Những người giao - nhận hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và những người giao hàng công nghệ (gọi chung là shipper) phải đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, găng tay và khử khuẩn tay bằng nước sát khuẩn; đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng COVID-19 đã qua 14 ngày hoặc đã điều trị khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không được ập trung không quá 30 người vào cùng một thời điểm.

Khách sạn, cơ sở lưu trú cho phép hoạt động lưu trú không quá 30% tổng số phòng hiện có. Không được tổ chức các dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú.

Hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng trong nội đô thành phố; vận chuyển khách bằng phương tiện thủy nội địa trên các tuyến sông, vịnh Đà Nẵng không quá 50% số ghế quy định trên phương tiện.

Đà Nẵng chuyển trạng thái, nhiều hoạt động được mở lại từ 0h ngày 30/9 - Ảnh 2.

Đà Nẵng cho phép người dân được tắm biển từ ngày 30/9. Ảnh: Nguyễn Đông/báo VnExpress

Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp thì không được tập trung quá 20 người. Mọi người được tắm biển từ 4 giờ 30 phút đến không quá 6 giờ 30 phút hàng ngày. Người dân chỉ tắm biển tại các khu vực được phép theo quy định và rời đi ngay sau khi tắm, không tập trung đông người trên bãi biển. Cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn uống, bán hàng rong... tại bãi biển.

Tại các cơ sở cắt tóc, gội đầu thì chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19 đã qua 14 ngày và không phục vụ quá 3 người cùng một thời điểm.

Về tổ chức đám tang - thi thể người đã khuất không được để quá 48 tiếng; không tập trung quá 20 người cùng một thời điểm, có sự giám sát của chính quyền địa phương và phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Ngoài ra, UBND thành phố vẫn quyết định tiếp tục tạm dừng các hoạt động của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ cơ sở cắt tóc, gội đầu), karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp phim, casino, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử; lễ hội văn hóa, thể thao, các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao...

Đáng chú ý, Đà Nẵng chưa cho phép hoạt động dạy và học trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục (các nhóm trẻ, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt...), cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.