Đặc sản địa phương sẽ được bán trên sàn thương mại điện tử

Kinh doanh
12:52 PM 19/08/2023

Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương) đã và đang nghiên cứu triển khai mô hình sàn đặc sản địa phương, qua đó hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp ở địa phương bán đặc sản địa phương qua sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Khi tham gia mô hình sàn đặc sản địa phương, mỗi tỉnh, thành sẽ được thiết lập một gian hàng đặc sản trên các sàn thương mại điện tử lớn như như Tiki, Lazada, Shopee...; trong đó, tập trung tất cả doanh nghiệp sản xuất và các sản phẩm của các tỉnh, thành để thuận tiện cho việc quản lý, điều phối, vận hành và phân phối sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.

Đặc sản địa phương sẽ được bán trên sàn thương mại điện tử - Ảnh 1.

Bộ Công Thương đang xây dựng mô hình sàn thương mại điện tử Đặc sản địa phương. Ảnh: Môi trường Đô thị

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã kết nối các sở, ban, ngành địa phương với các nền tảng TMĐT và các đơn vị cung cấp dịch vụ TMĐT để triển khai giải pháp sàn đặc sản địa phương. Đây là một giải pháp trong chương trình ứng dụng thương mại điện tử quốc gia Go Online do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đầu mối chủ trì.

Đồng thời, việc tổ chức các buổi đào tạo về cách thức đóng gói, giao nhận hàng hóa đến các kho hàng trước khi phân phối sản phẩm địa phương cho doanh nghiệp cũng được đưa vào kế hoạch thực hiện.

Với những nỗ lực và sự chung tay phối hợp từ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp sản xuất và cả các nền tảng TMĐT, giải pháp sàn đặc sản địa phương hứa hẹn mang lại giá trị thiết thực cho cả doanh nghiệp sản xuất, cũng như người tiêu dùng khi có thể mua các sản phẩm đặc sản địa phương mà không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp ở các địa phương có thể tự mình đưa sản phẩm lên các kênh TMĐT là rất ít. Việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT đối với các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp còn khiêm tốn và không thực sự mang lại giá trị như mong muốn. 

Nguyên nhân là do hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản còn thiếu nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing. Cùng đó, chi phí quản lý bán hàng quá cao (từ 25% đến 45%) cũng khiến doanh nghiệp ngần ngại khi tham gia các sàn TMĐT. Ngoài ra, khó khăn về vấn đề kho hàng, bảo quản sản phẩm, quá trình vận chuyển sản phẩm từ các địa phương đến tay người tiêu dùng...

Do đó, về khó khăn về chi phí của các hợp tác xã và doanh nghiệp, Trung tâm Tin học và Công nghệ số cũng sẽ trao đổi với sàn, nền tảng thương mại điện tử, đơn vị dịch vụ vận hành để đưa ra phương án hỗ trợ tối ưu về chi phí và truyền thông cho doanh nghiệp và sản phẩm địa phương khi tham gia chương trình.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050 ADB: Châu Á và Thái Bình Dương sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050

Theo ADB, dự kiến số người từ 60 tuổi trở lên ở Châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ tăng gần gấp đôi lên tới 1,2 tỷ người vào năm 2050—tương đương một phần tư dân số—làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.