Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung nội dung về quản lý bệnh, quản trị bệnh viện
Sáng 24/10, trong Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sáng 24/10, nhiều đại biểu tán thành về sự cần thiết phải ban hành luật đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo hoàn thiện các yêu cầu để phù hợp với thực tế hiện nay.
Tham gia góp ý về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa bày tỏ sự đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo Luật, và cho rằng Ban soạn thảo đã làm việc rất công phu, các nội dung của dự thảo Luật đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cường cho biết, chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại Điều 4, dự thảo Luật đang quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trong đó ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước cho các hoạt động phát triển nguồn nhân lực một số lĩnh vực như truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, hồi sức cấp cứu…
Đại biểu cũng đề nghị cần bổ sung nội dung về quản lý bệnh, quản trị bệnh viện vào đối tượng tại Điều 4, bởi hiện nay có khoảng 50.000 cán bộ y tế được đào tạo, tuy nhiên lực lượng về quản lý bệnh viện chỉ khoảng 200 cán bộ.
Đại biểu Lê Văn Cường cho rằng, đây là sự mất cân đối. Do vậy, về lâu dài cần đào tạo lực lượng này nhằm hạn chế sự dịch chuyển nhân lực từ khối lâm sàng lên làm chức năng và nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong khi đó, Bảo hiểm y tế cần thanh toán dịch vụ y tế và vận chuyển từ hiện trường tới cơ sở y tế...
Yến Hoàng (tổng hợp)Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.