Đại dịch đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ cao kỷ lục, khiến người lao động rơi vào cảnh "tiêu hết những đồng tiền vừa đủ sống qua ngày"

Quốc tế
08:10 AM 08/11/2021

Tính tới quý 3/2021, tác động của đại dịch tới nền kinh tế Mỹ khiến số lượng người nghỉ việc đã đặt tới một mức kỉ lục là khoảng 3,4 triệu người (khoảng 2,9% lực lượng lao động của Mỹ). Một câu hỏi thường đặt ra là những người nghỉ việc đột ngột hoặc nghỉ hưu sẽ duy trì đời sống kinh tế cá nhân như thế nào?

Đại dịch khiến nhiều lao động bị sa thải, chấm dứt hợp đồng do bị chuyển đổi môi trường làm việc liên tục. Vì vậy, ưu tiên kiếm việc của họ bây giờ đã thay đổi hoàn toàn, chọn một công việc ổn định lương thấp với bảo hiểm y tế thay vì một công việc hợp đồng (có thể dừng bất cứ lúc nào). Tỷ lệ thất nghiệp cơ học vì thế giảm trở lại ngay trong quý 4/2021, nhưng chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững.

Bà Marlen Garcia chia sẻ qua email với The Washington Post rằng bà và chồng mình đã mua một căn nhà nhỏ và ăn uống rất tiết kiệm để trả nợ mỗi tháng từ năm bà 26 tuổi. 16 năm sau, tiền mua nhà đã được trả xong đã cho phép Garcia có thể nhận thêm công việc freelance và công việc bán thời gian khi không có công việc toàn thời gian.

Sự may mắn đối với bà là khi tốt nghiệp đại học chỉ nợ gần 5.000 USD vào năm 1993. Nếu như ở thời điểm này, thì khoản nợ sẽ lên đến vài chục ngàn USD, cộng thêm hệ luỵ từ Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người vừa tốt nghiệp không may mắn như bà Garcia khi giá nhà nhảy múa, công việc bấp bênh.

Đại dịch không chỉ đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ cao kỷ lục mà còn khiến người lao động rơi vào cảnh tiêu hết những đồng tiền vừa đủ sống qua ngày - Ảnh 1.

Kể cả trước đại dịch, sự gia tăng chi phí sinh hoạt đã làm cho rất nhiều người lao động có mức thu nhập thấp không thể nào đảm bảo được an toàn tài chính, khả năng sở hữu bất động sản hoặc khoản đầu tư nhỏ khác rất xa vời. Đối với những người có khoản vay sinh viên, nợ y tế và người phụ thuộc, cuộc sồng trở nên rủi ro. Đại dịch càng bào mòn lựa chọn của họ. Sự cứu trợ trong đại dịch chỉ giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này nhờ tiêu hết những đồng tiền vừa đủ sống qua ngày.

Tuy nhiên, có một thực tế thú vị là hệ qủa của Covid-19 làm nhu cầu kinh tế của đại bộ phận người dân thu hẹp lại. Nhiều người Mỹ không cần phải chi cho việc mua quần áo, giày đi làm hay đổ xăng 3 lần/tuần nữa. Họ sử dụng gói hỗ trợ nghỉ việc để trả tiền thuê nhà. Thời gian sau đó, trợ cấp thất nghiệp của nhà nước tài trợ đời sống kinh tế.

Giới trung lưu Mỹ từng lo ngại về việc từ bỏ công việc toàn thời gian ở khu vực đô thị lớn vốn có mức sống đắt đỏ. Mất nguồn thu nhập tạo ra áp lực lớn nhưng vì nguồn thu nhập đó mà họ bị stress nhiều hơn.

Phương Danh
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.