Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024

Địa phương
04:29 PM 18/08/2024

Sáng 18/8, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Có 6.184 hộ DTTS được hỗ trợ xây dựng nhà mới

Sóc Trăng là tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu, thuộc khu vực ĐBSCL; diện tích tự nhiên 3.311,87 km2; có 8 huyện, 2 thị xã và 01 thành phố, với 109 xã, phường, thị trấn và 775 ấp, khóm (có 44 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực I, 83 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, 01 ấp đặc biệt khó khăn thuộc xã có ấp vùng DTTS). 

Dân số là 1.198.798 người (335.142 hộ); trong đó, có 27 DTTS với 424.914 người (119.000 hộ) chiếm 35,45% dân số (dân tộc Khmer 361.929 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa 62.541 người, chiếm 5,22%; các DTTS khác 444 người, chiếm 0,04%). Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Nam Bộ, có nhiều dân tộc Khmer nhất ở Việt Nam.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 1.

Văn nghệ chào mừng.

Báo cáo đại hội cho thấy, giai đoạn 2019-2024, Sóc Trăng đã hỗ trợ xây dựng 14.826 căn nhà cho hộ nghèo (hộ DTTS là 6.184 hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.808 hộ; hỗ trợ vay vốn chuyển đổi nghề cho 614 hộ, hỗ trợ 614 hộ thiếu đất sản xuất và 549 hộ DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, ấp đặc biệt khó khăn được vay vốn; hỗ trợ giống và vật tư sản xuất cho 6.161 hộ; hỗ trợ nước sạch cho 6.201 hộ nghèo khu vực nông thôn, lắp đặt đồng hồ nước miễn phí cho 619 hộ nghèo và miễn thu tiền sử dụng nước 477.081m3; thực hiện kéo điện cho 50.279 hộ (hộ dân tộc Khmer là 9.507 hộ); phát vay nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho 57.040 lượt hộ DTTS để trang trải học phí, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm... với tổng số tiền trên 2.467 tỷ đồng.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 24.835 lao động người DTTS; giải quyết việc làm cho 42.438 lao động người DTTS; giới thiệu và cung ứng xuất khẩu lao động cho 141 lao động người DTTS. Đặc biệt, tỉnh đã hỗ trợ cho 25.760 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh; 241.012 người lao động với kinh phí thực hiện trên 452 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.

Giai đoạn 2022-2024 đã hỗ trợ đất ở cho 249 hộ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Trong 5 năm qua, tỉnh đã hỗ trợ tiền ăn, ở cho 10.082 học sinh bán trú người DTTS với tổng số tiền trên 37,192 tỷ đồng; hỗ trợ 4.101,900 tấn gạo cho 60.548 học sinh bán trú người DTTS; hỗ trợ miễn, giảm học phí, chi phí học tập cho 47.982 học sinh với tổng số tiền là 23,635 tỷ đồng; cấp phát học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu và các chế độ theo quy định cho 16.970 học sinh và 212 đối tượng dự bị đại học; hỗ trợ 1.252 đối tượng thuộc chính sách nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn trên 19.886 tỷ đồng.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 3.

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ.

Ngoài ra, đầu tư nâng cấp 9 trường PTDT nội trú giai đoạn 2019-2021, với số tiền 97,804 tỷ đồng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân; chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Giai đoạn 2019-2024, tỉnh đã hỗ trợ BHYT cho 1.602.872 lượt người DTTS, với tổng số tiền trên 1.342 tỷ đồng.

Song song đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS đạt được kết quả rõ nét hơn, giai đoạn 2019-2024 di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục quan tâm bảo tồn và phát huy, nhiều đề tài, đề án phục dựng lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS được triển khai. 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 4.

Quang cảnh toàn thể Đại hội.

Công tác tuyển chọn, quản lý, sử dụng người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và thực hiện chính sách đối với người có uy tín được quan tâm thực hiện tốt. Trên địa bàn tỉnh hiện có 583 người có uy tín. Giai đoạn 2019-2023, tỉnh đã tổ chức thăm hỏi, động viên người có uy tín khi bị ốm đau, gặp khó khăn và chúc tết Nguyên đán, các ngày lễ, tết của các dân tộc... với tổng kinh phí 12,552 tỷ đồng.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 5.

Các em thiếu nhi chúc mừng Đại hội.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2022-2024 nguồn vốn thực hiện 1.030,878 tỷ đồng, đến ngày 31/3/2024, đã triển khai hỗ trợ đất ở cho 249 hộ, nhà ở cho 1.923 hộ, chuyển đổi nghề cho 4.607 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 958 hộ; xây dựng 4 công trình nước tập trung với 1.536 hộ thụ hưởng; triển khai trên 67 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng; xây dựng 171 công trình (trong đó 154 công trình cầu, đường GTNT, 3 nhà sinh hoạt cộng đồng và 14 công trình mạng lưới chợ); duy tu bảo dưỡng trên 50 công trình cơ sở hạ tầng, trường học...

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 6.

Các đại biểu tham dự Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Việt Nam là quốc gia thống nhất, gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 53 DTTS, với hơn 14,2 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 7.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu chỉ đạo tại đại hội.

Trong 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III giai đoạn 2019-2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã có những chủ trương đúng đắn về phát triển KT-XH đối với vùng DTTS, được đồng bào các DTTS hưởng ứng. 

Tốc độ tăng trưởng KT-XH năm 2023 đạt 6,54%, thu nhập bình quân đầu người là 60,10 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt năm 2024 việc triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc, tỷ lệ giải ngân ước đạt 95,12%...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các DTTS tỉnh cần tiếp tục khẳng định mạnh mẽ về những công lao to lớn, những thành tựu đạt được đáng phấn khởi tự hào trong 5 năm qua làm tăng thêm niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng và của địa phương mình, quyết tâm phấn đấu đạt được những thành tựu cao hơn, to lớn hơn. 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 8.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Hồ Thị Cẩm Đào tặng hoa cám ơn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Trong thời gian tới, Sóc Trăng cần tiếp tục phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao nhất, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển KT-XH, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các DTTS, thực hiện hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 9.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao kỷ niệm chương cho các cá nhân.

Cạnh đó, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, nhất là cán bộ người DTTS tại chỗ và cán bộ DTTS rất ít người, tăng cường cán bộ có năng lực, tâm huyết đến công tác tại các địa bàn khó khăn; phát huy vai trò của người có uy tín và mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở. 

Ngoài ra, kết hợp phát triển KT-XH với đảm bảo QPAN, nhất là các địa bàn xung yếu, vùng ven biển, vùng xa, biên giới; chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Chủ động giải quyết tốt mọi mâu thuẫn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở; tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, phum, sóc đoàn kết, bình yên và phát triển.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 10.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng Hồ Thị Cẩm Đào trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân.

Song song đó, tỉnh cần quan tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho thanh niên người DTTS; đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm vệ sinh môi trường sinh thái. 

Đồng thời, tỉnh cần phát huy tính tự lực, tự cường của các dân tộc và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, tin tưởng và chung sức, đồng lòng cùng cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh thực hiện thắng lợi Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các sự kiện chính trị, lịch sử lớn của đất nước.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 11.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn phát biểu chỉ đạo đại hội.

Phát biểu tại đại hội, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cho rằng, giai đoạn 2019 - 2024, kinh tế của tỉnh liên tục có bước tăng trưởng; riêng 6 tháng đầu năm 2024, ước đạt 6,54%, cao hơn so với mức bình quân chung cả nước (6,42%), đứng thứ 6 khu vực ĐBSCL. GRDP bình quân đầu người tính năm 2023 đạt trên 60 triệu đồng/người/năm. 

Nguồn lực 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được lồng ghép, triển khai thực hiện hiệu quả để đầu tư, nâng cấp, làm mới kết cấu hạ tầng KT-XH vùng DTTS. Qua đó, có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 99% hộ gia đình vùng DTTS được sử dụng lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,65%. 

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 12.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn trao bức trướng tặng đại hội.

Công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS có sự chuyển biến tích cực; toàn tỉnh đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 4.607 hộ với 67 mô hình phát triển sản xuất, góp phần đa dạng hóa sinh kế cộng đồng và giảm nghèo bền vững. Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh còn 4.116 hộ nghèo là người DTTS; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2%/năm...

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn đánh giá, cộng đồng các DTTS là một bộ phận không thể tách rời và là "máu - thịt" của dân tộc Việt Nam, "no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau". Do đó, Tỉnh uỷ Sóc Trăng xác định: Đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS là đầu tư cho phát triển bền vững, bảo đảm an ninh chính trị, TTATXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; đồng thời, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào các DTTS so với bình quân chung của tỉnh.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 13.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn tham quan các sản phẩm OCOP tỉnh trưng bày tại Đại hội.

Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng đề nghị, trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền địa phương về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Lồng ghép, triển khai thực hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án phát triển KT-XH, đặc biệt là nguồn lực từ 3 chương trình mục tiêu quốc gia để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 14.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao Bằng khen của UBDT cho các tập thể.

Đồng thời, tăng cường vận động, tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội nhằm huy động thêm nguồn lực để chăm lo thực hiện các chính sách ASXH, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho hộ nghèo vượt qua khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau. Tiếp tục thực hiện chính sách BHYT cho đồng bào DTTS.

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV - năm 2024- Ảnh 15.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội.

Bên cạnh đó, Sóc Trăng quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào các DTTS gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống; bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật, các lễ hội đặc trưng, tạo sự giao lưu văn hoá, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Kết hợp hài hoà giữa nhiệm vụ tăng trưởng KT-XH với giữ vững ổn định ANCT, TTATXH.

Văn Dương
Ý kiến của bạn
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 ứng viên xuất sắc ở nhiều hạng mục Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 ứng viên xuất sắc ở nhiều hạng mục

Tối ngày 22/11, Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 đã diễn ra tại TP. HCM, tôn vinh 27 các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.