Đạm Cà Mau (DCM): Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm ước đạt 411 tỷ đồng
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng lượng sản xuất của Công ty đạt 456 nghìn tấn (hoàn thành 102% kế hoạch). Sản lượng tiêu thụ đạt 421 nghìn tấn (106% kế hoạch). Kinh doanh thuận lợi giúp DCM đạt doanh thu ước 4.339 tỷ đồng (108% kế hoạch), cùng với các hoạt động tiết kiệm chi phí hiệu quả giúp lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ.
Ghi nhận tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư trực tuyến mới đây, Tổng Giám đốc Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) – ông Văn Tiến Thanh – cho biết 6 tháng đầu năm 2021 được xem là một năm "chưa từng có tiền lệ" trong vòng 10 năm qua khi giá các sản phẩm phân bón nói chung và urê nói riêng có sự tăng đột biến, khó kiểm soát.
Nửa đầu năm qua, việc vận hành nhà máy có bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi nguồn cấp khí nguyên liệu. Tuy nhiên, Công ty đã sớm khắc phục và đảm bảo sản lượng sản xuất theo kế hoạch. Công suất vận hành nhà máy trong quý 2 đạt trên 110% đủ để bù đắp sản lượng hụt trong quý 1 và đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước, đặc biệt bộ sản phẩm phân bón Cà Mau đa dạng chủng loại đã kịp thời đến tay bà con ngay trong vụ Hè Thu tại ĐBSCL.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng lượng sản xuất của Công ty đạt 456 nghìn tấn (hoàn thành 102% kế hoạch). Sản lượng tiêu thụ đạt 421 nghìn tấn (106% kế hoạch). Kinh doanh thuận lợi giúp PVCFC đạt doanh thu ước 4.339 tỷ đồng (108% kế hoạch), cùng với các hoạt động tiết kiệm chi phí hiệu quả giúp lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ.
Thời gian tới, ban lãnh đạo lên kế hoạch thay đổi mô hình kinh doanh để mở rộng thị trường; cụ thể là chuyển động theo xu hướng sử dụng NPK chất lượng cao kết hợp phân hữu cơ vi sinh song song cung ứng giải pháp nông nghiệp công nghệ cao. Mục tiêu đến năm 2025, mức độ nhận biết thương hiệu Đạm Cà Mau của khách hàng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia đạt ít nhất 65%.
DCM cũng sẽ đa dạng hóa các nhóm sản phẩm phân urê, NPK, phân vi sinh, hữu cơ, kinh doanh phân bón khác, thực hiện các dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ bảo trì, vận hành. Cùng với đó, Công ty đặt kế hoạch tiếp cận nhanh với xu hướng công nghệ, từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khí đầu vào cho sản xuất...
Đến năm 2025, tổng doanh thu dự kiến đạt 15.000 tỷ đồng, sản lượng urê đơn vị đạt 115% so với sản lượng thiết kế cũng như tìm kiếm được nguyên liệu đầu vào thay thế thay thế các nguồn khí hiện có…
Ngoài ra, DCM đã có lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51% vốn.
Tri TúcBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.