Đẳng cấp Elon Musk: Đối diện khó khăn trùng trùng giữa bão lạm phát, thiếu linh kiện, nguyên liệu thô tăng giá, đóng cửa nhà máy do Covid, Tesla vẫn lập kỷ lục doanh số quý I/2022
Trong số các hãng tham gia sản xuất xe điện, có thể nói Tesla đang vận hành một chuỗi cung ứng ổn định nhất, là tiền đề giúp doanh số hãng liên tục tăng trong nhiều quý gần đây.
Tesla vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong quý I/2022. Theo đó, hãng đã bán được tổng cộng 310.048 xe đến tay người tiêu dùng trong khi lượng xe sản xuất ra thực tế đạt 305.407 xe.
Cùng thời điểm này năm ngoái, hãng xe điện lớn nhất thế giới bán được 184.800 xe và sản xuất 180.338 xe. Tesla Model 3 và Model Y tiếp tục là sản phẩm chủ lực của hãng, chiếm đến 95% - tương đương 295.324 xe.
Công ty này đã sản xuất ít hơn 4.641 xe so với số xuất xưởng, nguyên nhân chủ yếu do "thách thức về chuỗi cung ứng cũng như tình trạng đóng cửa nhà máy".
Các nhà phân tích từng kỳ vọng Tesla sẽ bán được 278.000 đến 357.000 xe trong quý này.
Công ty vừa khai trương một nhà máy mới tại Brandenburg, Đức và cắt băng khánh thành vào ngày 22/3. Hãng cũng đã rời trụ sở đến Austin từ ngày 1/12 nhưng vẫn giữ nhà máy sản xuất xe điện đầu tiên tại Fremont, California.
Trên phạm vi toàn cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tesla gặp thách thức lớn khi Trung Quốc phong tỏa trên diện rộng bởi đợt bùng phát Covid-19 vừa qua. Nhà máy của hãng tại Thượng Hải đã phải tạm đóng cửa. Trong quý IV/2021, Tesla bàn giao 308.600 xe - kỷ lục của công ty.
Tesla, cùng với toàn bộ ngành công nghiệp ô tô, đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình trạng thiếu linh kiện cũng như lạm phát. Các linh kiện quan trọng như chất bán dẫn vẫn thiếu thốn trầm trọng trong khi các nguyên liệu thô như nickel, nhôm đã tăng giá mạnh sau khi Nga xung đọt vũ trang với Ukraine. Tại Mỹ, khách mua xe Tesla phải đợi nhiều tháng mới có thể nhận xe.
Giữa tháng 3, CEO Elon Musk đã cảnh báo lạm phát đang gây áp lực cực lớn lên ngành công nghiệp ô tô. Hãng buộc phải tăng giá xe tại Mỹ và Trung Quốc.
Đức NamGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.