Đánh giá khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:19 PM 11/06/2021

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Công văn số 1517/LĐTBXH-QHLĐTL đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua. Trong đó, lưu ý việc đánh giá khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp (DN) để lấy cơ sở tính lương tối thiểu vùng năm 2022.

Công văn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặc biệt lưu ý các địa phương đánh giá khó khăn, vướng mắc của DN, chủ sử dụng lao động về trả lương tối thiểu vùng, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 để lấy cơ sở tính lương tối thiểu vùng năm 2022 tới đây. 

Đồng thời yêu cầu rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiếu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện đã thực hiện sắp xếp lại như đổi tên, thành lập, sáp nhập…

Đánh giá khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022 - Ảnh 1.

Bộ LĐ-TBXH lưu ý các địa phương đánh giá khó khăn của DN để có cơ sở tính lương tối thiểu vùng năm 2022.

Trước đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia trong phiên họp vào tháng 8/2020 đã quyết định chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 mà vẫn tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng đến hết năm 2021. Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Thời điểm hiện nay, dịch COVID-19 ở nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Vì thế, mức lương tối thiểu vùng vẫn thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

Mức 4,42 triệu đồng/tháng: áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn vùng I;

Mức 3,92 triệu đồng/tháng: áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn vùng II;

Mức 3,43 triệu đồng/tháng: áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn vùng III;

Mức 3,07 triệu đồng/tháng: áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn vùng IV.

Quang Dũng
Ý kiến của bạn
Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống

Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".