Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh CMCN 4.0
Việc tổ chức chương trình “Đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0” góp phần gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên ngành ngoại ngữ theo định hướng chuyên ngành Du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển cơ hội việc làm, xây dựng nguồn nhân lực Du lịch số đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang tác động sâu rộng tới nhận thức, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các quốc gia. Cuộc cách mạng này cũng tác động lớn đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Du lịch; được xem là yếu tố quan trọng giúp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.
Từ thực tiễn này, Công ty Cổ phần VietISO và Tổ chức Pháp ngữ (AUF) trong khuôn khổ dự án SolidaRisme đã phối hợp với các khoa: Tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Italia của Trường Đại học Hà Nội và khoa tiếng Pháp của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình "Đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0".
Chương trình nhằm gia tăng cơ hội việc làm cho sinh viên ngành ngoại ngữ theo định hướng chuyên ngành Du lịch trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển cơ hội việc làm, xây dựng nguồn nhân lực Du lịch số đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.
Trong sáng 14/5, Ban Tổ chức chương trình "Đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0" đã khai giảng khóa học về "Bức tranh toàn cảnh về Du lịch Việt" với các nội dung chủ yếu như: "Du lịch là ngành Kinh tế mũi nhọn", "Bức tranh toàn cảnh về Du lịch Việt Nam năm 2021", "Thomas Cook sụp đổ, cảnh báo từ nền kinh tế số", "Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu để tồn tại, phát triển".
Chiều 14/5, khóa học tiếp nối với các nội dung xoay quanh đề tài "Chuyển đổi số trong Doanh nghiệp Du lịch - Lữ hành" với các vấn đề: "Hệ thống phân phối toàn cầu - GDS", "Một số kênh OTA ở Việt Nam", "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Du lịch - Lữ hành", "Ứng dụng phần mềm TravelMaster trong quản trị, vận hành doanh nghiệp Du lịch - Lữ hành".
Qua các khóa học, gần 200 sinh viên của Trường Đại học Hà Nội đã nắm chắc định hướng về du lịch. Xác định Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Do đó, các vấn đề về đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0 trở nên vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, nắm rõ CMCN 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành Du lịch. Nó giúp cho ngành Du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch…
Các khóa học trong chương trình "Đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0" đã giúp xác định rõ các công nghệ - kỹ năng cần có của sinh viên trong kỷ nguyên 4.0. Đồng thời khẳng định, để đào tạo một thế hệ nguồn nhân lực du lịch sẵn sàng hội nhập quốc tế, việc tăng cường trang bị giảng dạy ngoại ngữ và rèn luyện kỹ năng là yêu cầu tiên quyết trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Du lịch.
Chương trình "Đào tạo, định hướng nhân lực Du lịch 4.0" sẽ tiếp tục với các khóa học chuyên ngành vào các ngày 21/5 và 28/5 sắp tới, với các nội dung: "Xây dựng sản phẩm du lịch", "Marketing ứng dụng công nghệ 4.0" và "Kỹ năng cần có của nhân lực ngành Du lịch trong thời đại 40".
Chương trình mong muốn tiếp tục mang lại cho các bạn sinh viên Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội những kiến thức và kinh nghiệm trong việc xây dựng nguồn nhân lực Du lịch số đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường lao động trong kỷ nguyên số.
Nguyễn HạnhCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.