Đặt cược vào tiềm năng ngành bán lẻ Việt Nam, đại gia Nhật Bản có hơn 50 năm kinh nghiệm bắt tay cùng tập đoàn BRG mở siêu thị thứ 3 tại Hà Nội
FujiMart vào Việt Nam từ năm 2018 trong bối cảnh thị trường cạnh tranh quyết liệt. Giải thích vì sao vẫn chọn thị trường bán lẻ Việt Nam tại thời điểm này, công ty này cho biết họ tin vào tiềm năng tăng trưởng có tốc độ 2 chữ số của ngành dựa trên các số liệu vĩ mô được công bố gần đây.
10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành thị trường bán lẻ đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Với dự báo là thị trường sôi động nhất thế giới khiến làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục "đổ" vào thị trường bán lẻ Việt Nam
Số liệu từ Bộ Công Thương cho biết, nếu như năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người của cả nước chỉ ở mức 19,3 triệu đồng/người thì đến 2019 đã lên 51,2 triệu đồng/người, đóng góp xấp xỉ 8% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng trong năm 2020.
Ông Trần Duy Đông-Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết thị trường đã nổi lên một số nhà phân phối bán lẻ bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang nắm giữ thị phần chủ yếu và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới.
Bằng chứng cho tiềm năng kinh doanh có thể thấy từ việc các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như: Family Mart, K Mart, Lotte, Central Group, Aeon, Circle K… liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Với doanh nghiệp nội địa, chỉ một tên tuổi lớn như BRG Retail, Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra… được đánh giá có đủ năng lực để cạnh tranh.
Lựa chọn hợp tác để cùng nhau khai thác mỏ vàng cũng là một hướng đi mới trong vài năm gần đây của doanh nghiệp nội, điển hình là tập đoàn BRG Retail. Mới đây, công ty TNHH Bán lẻ FujiMart Việt Nam - đơn vị liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản) khai trương siêu thị FujiMart thứ 3 tại Hà Nội.
FujiMart vào Việt Nam từ năm 2018 trong bối cảnh thị trường cạnh tranh quyết liệt. Giải thích vì sao vẫn chọn thị trường bán lẻ Việt Nam tại thời điểm này, công ty này cho biết họ tin vào tiềm năng tăng trưởng có tốc độ 2 chữ số của ngành dựa trên các số liệu vĩ mô được công bố gần đây. Doanh nghiệp này đánh giá xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng triển vọng kinh tế Việt Nam rất tích cực, kéo theo chất lượng cuộc sống của người dân ngày một tốt hơn.
Tập đoàn BRG và Sumitomo là 2 doanh nghiệp có nguồn lực lớn để đầu tư bài bản trong dự án này. Về Sumitomo, tập đoàn này có kinh nghiệm hơn 50 năm trong vận hành và kinh doanh chuỗi siêu thị. Chuỗi siêu thị Summit đầu tiên được Sumitomo mở tại Nhật Bản từ những năm 1960. Năm 2018, tập đoàn này mở chuỗi siêu thị mini Simple Mart tại Đài Loan, về sau đạt quy mô tới 720 cửa hàng.
Với BRG, đây là doanh nghiệp tư nhân đa ngành hàng đầu tại Việt Nam. Tập đoàn này hiện đang vận hành chuỗi hơn 100 siêu thị (BigC, FujiMart, Hapro Mart, Intimex và Seika Mark) trên cả nước.
Mô hình hoạt động của FujiMart khá tương đồng với chuỗi siêu thị Nhật Bản khác là Aeon. Theo đó tại siêu thị này cũng có quầy bánh mỳ và khu vực ẩm để khách hàng có thể thưởng thức trực tiếp các món ăn của Nhật Bản và Việt Nam ngay bên trong siêu thị.
Thảo NguyênBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.