Đau bụng do ngộ độc thực phẩm hay Covid-19: Đây là những gì chuyên gia nói
Covid-19 có thể gây khó chịu ở bụng, buồn nôn và nôn. Vì thế điều này gây khó khăn cho việc phân biệt một người bị ngộ độc thực phẩm, bị bệnh dạ dày hay nhiễm Covid-19.
- 1. Đau bụng có phải là dấu hiệu của Covid-19 hay không?
- 2. Cách phân biệt ngộ độc thực phẩm và Covid-19
- 3. Giải thích các vấn đề về đường tiêu hóa và Covid-19
Virus Covid-19 gây ra một loạt các triệu chứng (có thể) khác nhau giữa mỗi cá nhân. Một trong số này có thể tương đồng với bệnh cúm dạ dày hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa (GI) khác, từ đó gây khó khăn trong việc chẩn đoán thông thường.
Xém xét các triệu chứng đi kèm, các nguồn tiếp xúc và yếu tố nguy cơ trong thời gian gần giúp một người nghi ngờ xác định xem cảm giác khó chịu ở bụng là do nguyên nhân nào gây ra. Tuy nhiên cách duy nhất để biết chắc chắn chính là xét nghiệm Covid-19.
1. Đau bụng có phải là dấu hiệu của Covid-19 hay không?
Covid-19 là một bệnh lý đường hô hấp, có ảnh hưởng tới khả năng lưu thông máu khắp cơ thể với các biểu hiện sốt, ho, nghẹt mũi, thở khò khè và khó thở. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn thì Covid-19 có thể gây ra các triệu chứng như đau tức ngực.
Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số lượng thống kê đáng kể những người bị Covid-19 phát triển các triệu chứng ở đường tiêu hóa. Chúng bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Đọc thêm:
Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc COVID-19
Mắc cúm và COVID-19 cùng lúc phòng tránh bằng cách nào?
Một nghiên cứu thực hiện trên 18.000 người tham gia cho thấy: 11,5% bị tiêu chảy, 6,3% bị buồn nôn và nôn, và 2,3% bị đau bụng (1).
Điều này có nghĩa là, mặc dù các triệu chứng đường tiêu hóa ít phổ biến hơn ở số đông người nhiễm Covid-19 nhưng chúng có thể xảy ra.
Ngoài ra các triệu chứng này có thể phổ biến hơn ở những người bị tiến triển nặng khi nhiễm Covid-19. Một nghiên cứu khác cho thấy 2/3 số người có ít nhất một vấn đề về tiêu hóa khi nhập viện. Tiêu chảy là biểu hiện phổ biến nhất, có khoảng 29,8%, sau đó là buồn nôn và nôn chiếm 22% và đau bụng chiếm 14,9% (2).
Còn lý do khiến người nhiễm Covid-19 phát triển các triệu chứng hô hấp sớm hơn là bởi Covid-19 là một bệnh lý đường hô hấp, một nghiên cứu năm 2020 trên 55.924 trường hợp cho thấy (3).
Tuy nhiên, các triệu chứng của mỗi người có thể tiến triển một cách khác nhau. Trong khi một số người có các vấn đề ở đường tiêu hóa, nhưng những người khác có thể không có.
2. Cách phân biệt ngộ độc thực phẩm và Covid-19
Các triệu chứng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và chúng không thể chứng minh chắc chắn một người có nhiễm hoặc không nhiễm Covid-19.
Cách hiệu quả nhất để phân biệt ngộ độc thực phẩm và Covid-19 chính là thực hiện xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, ngay cả những xét nghiệm này cũng có một vài sai số nho nhỏ. Vì thế nếu bạn có các yếu tố nguy cơ mà kết quả xét nghiệm Covid-19 là âm tính thì vẫn nên làm kiểm tra lại sau một vài ngày.
Một người cũng có thể xác định xem họ có nhiễm Covid-19 không bằng cách xem xét một số yếu tố bao gồm:
- Nếu như các thành viên trong gia đình bạn cùng ăn một loại thực ăn và đều cảm thấy bụng có vấn đề thì có thể xem xét nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm
- Nếu một số người tiếp xúc gần đây phát triển các triệu chứng nhiễm Covid-19 thì có thể xem xét nguyên nhân là do Covid-19
- Nếu một người chỉ có các triệu chứng đường tiêu hóa thì Covid-19 ít có khả năng xảy ra hơn.
Bạn cũng có thể đánh giá các triệu chứng:
- Sốt: Mặc dù có thể nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm nhưng sốt là triệu chứng đầu tiên của Covid-19
- Các vấn đề về ho và hô hấp: Ngộ độc thực phẩm không gây ra ho và khó thở, tuy nhiên người bị ngộ độc thực phẩm có thể bị mệt mỏi hoặc ớn lạnh
- Các triệu chứng về thần kinh: Covid-19 có thể gây ra mất vị giác và khứu giác. Còn ngộ độc thực phẩm có thể gây đau đầu nhưng không gây mất vị giác và khứu giác
- Tiến triển bệnh: Các triệu chứng về đường tiêu hóa xuất hiện sau khi có các triệu chứng khác như ho, sốt,... ở người nhiễm Covid-19 hơn là ngộ độc thực phẩm.
3. Giải thích các vấn đề về đường tiêu hóa và Covid-19
Các chuyên gia vẫn chưa hoàn toàn củng cố được lập luận lý do tại sao Covid-19 lại gây ra các triệu chứng ở đường tiêu hóa ở một số người, những các nghiên cứu cũng đang dần tìm ra mối liên hệ này.
Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy virus Covid-19 sử dụng enzym chuyển đổi ACE2 của cơ thể xâm nhập vào tế bào. Và, có một lượng lớn enzym này trong đường tiêu hóa, mở đường cho SARS-CoV-2 tiến vào (3).
Một số người cũng gặp phải các triệu chứng về đường tiêu hóa kéo dài dai dẳng sau khi phục hồi do nhiễm Covid-19.
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Những người nghĩ rằng họ bị ngộ độc hoặc Covid-19 nên cân nhắc sớm liên hệ với bác sĩ khi các triệu chứng không được cải thiện.
Nếu như bạn có các vấn đề về đường tiêu hóa gây nên những biểu hiện dưới đây cần thăm khám bác sĩ:
- Tiêu chảy ra máu
- Mất nước
- Không ăn được thức ăn bao gồm cả thức ăn dạng lỏng
- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày
- Sốt trên 102oF.
Và nên nhanh chóng cấp cứu nếu như các triệu chứng phát triển:
- Khó thở hoặc đau tức ngực dai dẳng
- Môi hoặc tay nhợt nhạt, tím tái
- Bị nhầm lẫn hoặc mất khả năng nhận thức
Nguồn dịch: Do I have food poisoning or COVID-19?
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.