Đầu tư chế biến sâu để xuất khẩu nông sản sớm cán đích 55 tỷ USD

Kinh doanh
08:48 AM 27/02/2024

Để ngành nông sản sớm cán đích mục tiêu xuất khẩu năm 2024 từ 54 - 55 tỷ USD, toàn ngành cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu.

Theo Bộ NN&PTNT, theo ước tính, sản lượng rau quả Việt Nam hàng năm đạt 31 triệu tấn nhưng tỉ lệ chế biến sâu đạt khoảng 12% - 17%, và chỉ đáp ứng khoảng 8% - 10% sản lượng.

Đầu tư chế biến sâu để xuất khẩu nông sản sớm cán đích 55 tỷ USD- Ảnh 1.

Điều này một mặt khiến giá trị nông sản không được gia tăng, giảm sức cạnh tranh trên nhiều thị trường lớn. Mặt khác, người nông dân có nguy cơ chịu thiệt hại lớn, do lượng rau quả hư hỏng sau thu hoạch, hay hư hỏng khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, Việt Nam mới có khoảng 150 cơ sở, doanh nghiệp có nhà máy chế biến hiện đại, đầu tư mới. Còn lại hơn 7.500 cơ sở chế biến nhỏ lẻ của hộ gia đình, hoặc các doanh nghiệp nhỏ mới chỉ làm công tác sơ chế, bảo quản sau quy hoạch. Do đó lượng rau củ quả bị hao hụt sau thu hoạch chiếm từ 30 - 40%.

Nhiều ngành hàng khác như cà phê, hồ tiêu, gạo cũng gặp vấn đề tương tự.

Các chuyên gia khuyến nghị, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn và thiết lập nhiều kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu ở một số mặt hàng chủ lực, ngành hàng nông sản Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn về chế biến sâu. Đây được coi là giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp và tạo ra những sản phẩm nổi trội, đem lại giá trị cao hơn.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 170 nghìn tấn, giảm 10,5% so với năm 2023. Năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 264.094 tấn, trị giá đạt 905 triệu USD, tăng 13,5% về khối lượng, nhưng giảm 8% về giá trị. Điều này cho thấy ngoài vấn đề về giá cả thì việc gia tăng chế biến sâu để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng là vấn đề mà ngành hàng này cần tập trung thúc đẩy và đầu tư. 

Tương tự hồ tiêu, các nhà nhập khẩu trên thế giới cũng đang tìm về Việt Nam mua cà phê. Năm 2023, các doanh nghiệp gần như đã "vét sạch" kho hàng để xuất khẩu. Hồi tháng 6/2023, lần đầu tiên trong lịch sử, người dân đã không có cà phê bán. Hiện tồn kho của mặt hàng này cũng giảm mạnh. Thực tế, cà phê Việt chưa hoàn toàn có chỗ đứng trên thị trường thế giới bởi ngành cà phê Việt vẫn được ví von như “con hổ không có tiếng gầm” do thiếu đầu tư công nghệ, thiếu chế biến sâu. Để ngành cà phê của Việt Nam phát triển bền vững trong thời gian tới thì rất cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào khâu chế biến sâu.  

Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phúc Sinh - đơn vị hàng đầu về xuất khẩu cà phê và hồ tiêu vào những thị trường lớn, khó tính, chia sẻ với báo chí: Chúng ta cần nhìn nhận thẳng vấn đề là không thể mãi kinh doanh theo kiểu thương mại thuần túy mà cần xây nhà máy, đầu tư chế biến sâu và năm nào cũng phải chú trọng cập nhật công nghệ. Bởi đó là điểm mấu chốt, lợi thế để giúp Việt Nam có thể xuất khẩu nông sản đạt giá trị cao hơn

Do đó, các doanh nghiệp chế biến cần không ngừng tiếp cận xu thế và thị hiếu của người tiêu dùng, cũng như của thị trường để có những sản phẩm mới đáp ứng kịp thời nhu cầu. Người tiêu dùng ngày càng tiết kiệm thời gian, nên các sản phẩm tiện lợi, dễ chế biến sẽ ngày càng được chú ý.

Nhìn chung, để xuất khẩu nông sản trong năm 2024 đạt giá trị cao hơn, thiết lập những kỷ lục mới về kim ngạch ở một số mặt hàng chủ lực thì điều kỳ vọng là ngành hàng nông sản Việt tiếp tục có sự kiên trì, có sức bật mới trong chế biến sâu để vừa nâng cao sức cạnh tranh, vừa xây dựng được chuỗi ngành hàng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm nổi trội, thu về giá trị cao hơn.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.