Đầu tư theo tin đồn gây hoang mang cho các nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán đang "nóng"

Đầu tư và Tiếp thị
07:54 AM 18/01/2022

Thị trường chứng khoán có tính hiệu ứng tâm lý lan truyền. Dù là một bước đi sai lầm hay chiêu trò của một cá nhân, doanh nghiệp có thể khiến cả thị trường phải trả giá, và mức độ thiệt hại hoàn toàn có thể đo đếm được nếu tính từ mức giảm của chỉ số VN-Index, HNX-Index cũng như mức giảm giá của nhiều cổ phiếu bị tác động.

photo-1642466967220

Thị trường ngập trong thông tin.

Trong tuần trước, nhiều nhà đầu tư đã "đu đỉnh" mã cổ phiếu FLC khi ở mức giá 21,150 VNĐ. Như vậy, tính tới thời điểm kết phiên ngày 14/1/2021 khi mã FLC giảm còn 16.100 đồng, nhà đầu tư này đã lỗ 5,050 đồng trên mỗi cổ phiếu, tương ứng mức lỗ gần 24% chỉ trong vài phiên.

Có thể nói, vụ việc bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC và vụ bỏ cọc của Tân Hoàng Minh đang gây ra những hệ lụy cho thị trường chứng khoán và bất động sản chưa thể lường hết được cho dù cơ quan quản lý bước đầu đã thực thi một số chế tài khá là mạnh mẽ và kiên quyết.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, thiệt hại của những nhà đầu tư do bị hệ lụy từ 2 vụ việc trên ai phải chịu trách nhiệm? Và liệu các nhà đầu tư bị thiệt hại có được đền bù, bồi thường hay không dù họ làm ăn một cách đường đường chính chính và đúng luật?

Trong tuần giao dịch vừa qua, những cổ phiếu thuộc "họ" FLC và một số cổ phiếu hưởng lợi trực tiếp từ các cuộc đấu giá 4 lô đất tại Thủ Thiêm (TP.HCM) lao dốc không phanh và mất thanh khoản nặng. Tuy nhiên ngoài ra, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản trên thị trường chứng khoán dù không được hưởng lợi gì từ vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm cũng đã và đang bị "vạ lây".

Thị trường chứng khoán có tính hiệu ứng tâm lý lan truyền, cái sai hay chiêu trò của một cá nhân, doanh nghiệp có thể khiến cả thị trường phải trả giá, và mức độ thiệt hại hoàn toàn có thể đo đếm được nếu tính từ mức giảm của chỉ số VN-Index, HNX-Index cũng như mức giảm giá của nhiều cổ phiếu bị tác động.

Và thật không công bằng khi thị trường chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ vì một vài nhóm ngành cổ phiếu đưa ra những thông tin chưa minh bạch, xác thực trên thị trường chứng khoán. Mà toàn thị trường chứng khoản trở nên ảm đạm và phải gánh thiệt hại từ một vài cá nhân, doanh nghiệp gây ra.

Đơn cử như ngày 10/1/2022, 74,8 triệu cổ phiếu FLC bị "bán chui". Không chỉ vậy, sự ảnh hưởng của việc giao dịch cổ phiếu FLC ngày 10/1 vẫn còn tác động tiêu cực đến các ngày sau. Trong ngày 12/1, cổ phiếu FLC đã bị bán gần như hết biên độ cho phép trên thị trường chứng khoán khi giảm 6,78% giá trị, tương đương 1,350 đồng/cổ phiếu. Như vậy với hơn 709 triệu cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu FLC đã mất gần 1.000 tỉ đồng giá trị vốn hóa trong phiên sáng nay. Nếu tính chung từ ngày 10/1 đến 12/1, cổ phiếu FLC đã mất đến 4,000 đồng, đồng nghĩa mất đến 2,900 tỉ đồng giá trị vốn hóa. Tại phiên giao dịch ngày 17/1/2022, cổ phiếu FLC tiếp tục nằm sàn với giá 15,000 VNĐ.

Kéo theo những thông tin chưa được khả quan trên thì thị trường chung chứng khoán vẫn trong bối cảnh đỏ toàn sàn. Kết phiên 17/1/2022, VN-Index giảm 43,18 điểm (2,89%) còn 1.452,84 điểm, HNX-Index giảm 21,52 điểm (4,61%) xuống 445,34 điểm, UPCoM-Index giảm 2,86 điểm (2,55%) xuống 109,36 điểm.

Vô vàn những tin đồn về kế hoạch M&A, ký kết hợp tác hay doanh nghiệp sắp công bố những con số lợi nhuận đột biến được lan truyền trên các diễn đàn, nhóm hội đầu tư chứng khoán thời gian gần đây. Giá nhiều cổ phiếu theo đó cũng tăng mạnh theo.

Một hiện tượng đáng ngại là, lãnh đạo một số công ty niêm yết có xu hướng "bơm tin" ra thị trường thông qua đội ngũ môi giới của các công ty chứng khoán. Vì thế, tính "thật ảo" của tin đồn rất khó kiểm chứng sau khi trải qua quá trình truyền miệng, truyền tin qua các hội nhóm,

hỗ trợ rất tích cực cho cổ phiếu doanh nghiệp, không chỉ giúp tăng giá trị cổ phiếu mà còn có thể tăng sức đề kháng trước các biến động của thị trường. Nhưng giá trị cốt lõi, tình hình kinh doanh của công ty thì đi ngược lại với giá trị cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường " Kinh doanh bết bát nhưng giá trị cổ phiếu lại bị thổi phồng".

photo-1642466971912

Hội thảo trực tuyến thể hiện nỗ lực hội nhập quốc tế sâu sắc của PGT Holdings mang tên Asset Operation Expo-Vietnam.

Nói về hội nhập quốc tế cùng chia sẻ những thông tin tới các nhà đầu tư, ngày 4/12/2021, Ông Kakazu Shogo – Tổng giám đốc công ty cổ phần PGT Holdings, có tham dự buổi hội thảo dành cho nhà đầu tư Nhật Bản tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ đại dịch COVID 19 với chủ đề "Quản lý quỹ đầu tư EXPO năm 2021 – VIỆT NAM". Buổi hội thảo là sự "Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư chứng khoán tại thị trường Việt Nam cho người Nhật".

Với tư cách là nhà đầu tư Nhật Bản (nước ngoài), CEO PGT Holdings chia sẻ những điểm mạnh và lợi thế về tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam về chiến lược đầu tư (mục đích, đối tượng, mục tiêu, thời điểm, thời gian, quy mô..) theo cách nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản.

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp của mình, Ông Kakazu Shogo,CEO người Nhật Bản của công ty PGT Holdings_doanh nghiệp hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực M&A (Mã chứng khoán HNX: PGT) cho biết, cần phải thực hiện nghiêm túc các báo cáo tháng, báo cáo quý, chủ động cung cấp thông tin và tương tác hai chiều với nhà đầu tư qua các kênh truyền thông như website, fanpage, báo chí…để từ đó các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quá về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin được minh bạch, xác thực hơn.

Đáng giá về thực tế hoạt động thời gian qua, trao đổi thông tin về tình hình tài chính, quản trị thường xuyên giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, qua đó, giúp nhà đầu tư hiểu rõ về doanh nghiệp, từ đó có quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sẽ nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Đưa ra lời khuyên với các doanh nghiệp, Ông Kakazu Shogo cho rằng: doanh nghiệp nên quan tâm tới nhóm tiêu chí phát triển bền vững, chú trọng vào việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, nâng tầm quản trị doanh nghiệp và trên hết là ban lãnh đạo cần có cam kết về tính minh bạch thông tin.

Đặc biệt trong năm 2022, ngày 5/1/2022 PGT Holdings đã hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch để Vĩnh Đại Phát chuẩn bị cho việc bắt đầu niêm yết lên sàn chứng khoán.

PGT Holdings có từng bước đi đúng đắn song song cùng việc hiện mục tiêu phát triển bền vững. Nối tiếp năm 2021 PGT trong năm 2022 sẽ vượt qua thách thức chinh phục những cột mốc mới và doanh nghiệp đặc mục tiêu cùng nắm bắt cơ hội những cơ hội mới. PGT đang tập trung vào tăng cường tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Qua đó, PGT đang ngày càng khẳng định mình với các nhà đầu tư và từng bước vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp bền vững, cung cấp những thông tin xác thực nhất cho các nhà đầu tư.

Giới thiệu về công ty.

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex. Năm 2015, PGT Holdings mua lại Saigon Tourist Transport, là công ty con trước đây của Saigon Tourist, doanh nghiệp lữ hành và du lịch. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước. Vào năm 2018, PGT đã mua lại BMF Microfinance, một công ty con hoạt động kinh doanh tài chính tại Myanmar.

PGT Holdings đang phát triển là tập đoàn với tính chất đa quốc gia trong các lĩnh vực M&A, đều thuộc nhóm ngành "hot": tư vấn đầu tư, cung ứng nguồn nhân lực, giáo dục, bất động sản, khách sạn, công nghệ thông tin. Đồng thời, sự đón đầu xu hướng tài chính số, quốc tế hoá của các lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm, tài năng cũng khiến PGT Holdings trở thành một trong những công ty mà các nhà đầu tư không nên bỏ lỡ.

PV
Ý kiến của bạn