Dạy học kết hợp trong bối cảnh Covid-19 toàn cầu
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu, việc xây dựng một mô hình học phù hợp ở các cấp học là vô cùng cần thiết. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc của Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị một mô hình học tập đang trở thành xu thế của thế giới trong hiện tại và tương lai: Dạy học kết hợp (Blended learning).
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Dạy học kết hợp (DHKH) là gì?
Dạy học kết hợp là sự kết hợp giữa cách học đối diện (face to face) truyền thống với học trực tuyến (online) và công nghệ thông tin (e-learning). Mục đích là các phương pháp này bổ trợ cho nhau (ưu điểm của phương pháp này bổ sung cho khuyết điểm của phương pháp kia). Theo báo cáo về giáo dục đại học 2016 (NMC Horizon 2016), DHKH sẽ trở thành một trong những xu hướng giáo dục phổ biến nhất trong tương lai.
Một số hình thức của DHKH
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo nghiên cứu, không dễ để tổng kết một mô hình DHKH duy nhất mà chúng ta phải xác định rằng có nhiều hình thức dạy khác nhau liên quan đến DHKH. Để hiểu rõ hơn về DHKH này, chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình như sau:
Mô hình xoay vòng (Station rotation): trong loại hình DHKH này, một phần của chương trình học sẽ được học online.
Mô hình xoay vòng phòng Lab (Lab rotation): chương trình học online được thực hiện trong phòng lab (phòng học có hỗ trợ các thiết bi máy tính).
Mô hình xoay vòng cá nhân (Individual rotation): chương trình được cá nhân hóa cho từng người học.
Mô hình linh hoạt (Flex learning): Chương trình được xây dựng linh hoạt. Học online trở thành linh hồn của phương pháp này.
Mô hình giàu tính ảo (Enriched virtual learning): Phần lớn số tiết học được học online. Người học chỉ gặp giáo viên khi cần thiết trao đổi một thông tin nào đó.
Mô hình trực tuyến hoàn toàn (Online driver): Chương trình hoàn toàn online. Học viên trao đổi với giáo viên thông qua chat, email, tin nhắn.
Lợi ích của DHKH
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nào, chúng ta hãy cùng khám phá một số lợi ích của DHKH đối với người học và giáo viên. Điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng nhu cầu của học viên chứ không phải chỉ có 1 phương pháp duy nhất.
DHKH cho phép giáo viên kết nối công cụ trực tuyến với các hoạt động trên lớp, cho phép phát huy thế mạnh của từng loại hình.
Vận dụng nhiều loại hình công cụ hỗ trợ cho học tập như sử dụng video, bài giảng điện tử, podcast, e-learning,…
Các công cụ này có thể sử dụng nhiều lần và cho nhiều lớp khác nhau.
Đối với người học:
Người học có thể điều chỉnh nhịp độ học: có thể xem đi xem lại các công cụ hỗ trợ học onlỉne: video, bài giảng điện tử,….
Công cụ bài giảng có thể xem bất kỳ khi nào.
Người học có thể chuẩn bị trước khi vào lớp.
Cải thiện khả năng nhớ của người học.
DHKH giúp người học làm việc độc lập.
Ứng dụng công nghệ mới.
Đối với giáo viên:
Dạy học trên nhiều nền tảng khác nhau: giáo viên có thể sử dụng bài giảng, hướng dẫn, thực hành khi dạy các chủ đề đặc biệt.
Công nghệ có thể đơn giản hóa các bước tiếp cận sư phạm khác nhau.
Xây dựng mục đích học tập và tạo sự tiến bộ cho học viên.
Tạo ra các PPDH thích ứng với nhu cầu của học viên.
Hạn chế khi sử dụng DHKH
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tất nhiên, bên cạnh những lợi thế của DHKH, sẽ có một số hạn chế như sau:
Đối với người học:
Hạn chế khi tiếp cận nguồn tài nguyên học tập: không phải học viên nào cũng đủ khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên do thiếu thiết bị, thiếu công nghệ.
Hạn chế khi giáo viên hỗ trợ cho từng người học.
Thiếu giao tiếp trực tiếp giữa giáo viên và người học.
Đối với giáo viên:
Hạn chế thời gian khi lên lớp.
Khó khăn về nguồn lực và ngân sách.
Luôn luôn phải cải tiến phương pháp.
Thật dễ hiểu khi tại sao DHKH sẽ ngày càng phổ biến trong thời gian tới. Phương pháp kết hợp giữa các hoạt động trực tuyến, từ xa với học trực tiếp có thể trợ giúp tối đa cho người học và giáo viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải lưu ý rằng không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ cách học này và nó không thể hiện hết tất cả các nhu cầu của người học.
Hải Lăng (theo futurelearning.com, blendedlearning.org)Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".