Đây là lí do Chủ tịch Hoà Phát ủng hộ chia cổ tức bằng cổ phiếu, quyết định tăng cổ tức năm 2020 lên 40% ngay tại đại hội
Một cổ đông đề nghị không nên chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn giữ lại để đầu tư vì nhà đầu tư mất tiền thuế thu nhập cá nhân cho phần chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo quan điểm của ông Long: "Mình sống trên đất nước này mình nên có đóng góp, tôi sẵn sàng nộp thuế".
Ông Trần Đình Long giải thích lý do muốn mua cổ phiếu không qua chào mua công khai.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 của Tập đoàn Hoà Phát, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long đã trả lời câu hỏi của cổ đông về việc xin ý kiến cổ đông để gia đình ông được muốn mua cổ phiếu HPG mà không phải chào mua công khai. Ông Long cho biết ông cam kết không bán cổ phiếu. Gia đình ông mong muốn tăng sở hữu lên, ông mong cổ đông sẽ ủng hộ việc ông mua cổ phiếu. Ông cho biết trình tự chào mua công khai rất phức tạp.
“Năm ngoái tôi muốn mua thêm cổ phiếu nhưng các bạn pháp chế nói rằng phải nộp hồ sơ mất cơ hội, Luật cho phép nên tôi xin đại hội cho phép để gia đình mua thêm, không có bất cứ uẩn khúc nào, việc công bố thông tin theo trình tự vẫn bình thường”, ông Long nói.
Về cổ tức, một cổ đông đề nghị không nên chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn giữ lại để đầu tư vì nhà đầu tư mất tiền thuế thu nhập cá nhân cho phần chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo quan điểm của ông Long: "Mình sống trên đất nước này mình nên có đóng góp, tôi sẵn sàng nộp thuế".
Cổ đông này mong rằng nếu HPG không chia thì cổ phiếu có thể 3,4 chữ số.
Ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc tập đoàn cho biết, ở thời điểm chia cổ tức bằng cổ phiếu, giá trị công ty không thay đổi các khoản đầu tư của cổ đông không tăng lên nhưng việc chia cổ tức bằng cổ phiếu là cần thiết. Giả sử vốn điều lệ của Hoà PHát là 33.000 tỷ nếu chia 30% cổ tức bằng cổ phiếu tăng lên 43.000 tỷ, vốn điều lệ là vốn cổ đông công ty cam kết với nhà nước, số tiền đó không được rút ra trừ phi công ty phá sản. Còn nếu không chia số tiền đó để trên bảng cân đối kế toán thì khoản đó lúc nào ban lãnh đạo cũng chia cho cổ đông được. "Khi chúng tôi muốn xin dự án lớn như Dung Quất đòi hỏi phải có vốn điều lệ lớn, thể hiện cam kết vốn đối ứng của chủ đầu tư, do đó một công ty muốn tăng trưởng thì phải tăng trưởng cả về vốn điều lệ," ông Dương giải thích.
Ông Long bổ sung: "Nếu không chia cổ tức bằng cổ phiếu thì đại đa số cổ đông không đồng ý đâu, tôi chắc chắn thế. Tôi đóng thuế nhiều nhất đây này.
Hiện nay tổng số vốn điều lệ các công ty con của Hoà Phát lớn hơn công ty mẹ, 55.000 tỷ so với 33.000 tỷ của công ty mẹ, khi xin thủ tục tại các Sở kế hoạch đầu tư đang gặp khó, chắc chắn mình phải đi vay ở đâu đó. Chia xong cổ phiếu tăng giá. Các bạn muốn cổ phiếu mấy chục nghìn USD nhưng quan điểm của tôi không chia là không được rồi".
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Vafi, cho biết tốc độ phát triển của Hoà Phát 40-50% thì chia cổ phiếu nên bằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, do đó ông Hải đề nghị trong 4 năm tới mức chia là 40% bằng cổ phiếu. Ngay tại đại hội, ông Long xin ý kiến cổ đông việc chia cổ tức 40% ngay trong năm 2020, trong đó 5% bằng tiền mặt và 35% bằng cổ phiếu.
"Tôi đang tự hát tôi đang khen hay luôn đấy, 70.000 tỷ làm Dung Quất mà không phải vay", ông Long hào hứng.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương khá thận trọng trước tốc độ chia cổ phiếu liên tục 40% các năm tiếp theo, sẽ ảnh hưởng EPS.
Cuối cùng, Đại hội đã thông qua phương án tăng cổ tức này. Sang năm 2021, mức chia cổ tức cũng tăng lên 40%.
Chủ tịch HĐQT Hoà Phát đồng ý ngay về đề xuất nâng tỷ lệ chia cổ tức từ 35 lên 40% làm cả hội trường vỗ tay tán thưởng.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.