Đẩy mạnh đàm phán nhiều loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc

Xuất nhập khẩu
09:21 AM 23/02/2023

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán mở cửa thêm nhiều loại trái cây sang thị trường Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực giới thiệu thông tin và chào hàng sản phẩm sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, những sản phẩm được quan tâm trao đổi nhiều gồm gạo, thanh long, sầu riêng, mít, cà phê, hạt điều…

Đẩy mạnh đàm phán nhiều loại trái cây xuất khẩu sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất về hoa quả Việt Nam, chiếm tỷ trọng 45,38%. Trong đó, vải thiều chiếm tỷ trọng 90% lượng xuất khẩu ra nước ngoài, thanh long chiếm tỷ trọng hơn 80%.

Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,5 tỷ USD, chiếm 24% tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường lớn này, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Hiện Việt Nam đã có các sản phẩm được ký Nghị định thư, gồm: cám gạo, gạo, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối, khoai lang. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán để ký Nghị định thư xuất khẩu các loại quả như thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chôm chôm, xoài, mít. Ớt và chanh leo đang được cho phép xuất khẩu tạm thời. Nhóm trái cây có múi (cam, bưởi…) và dừa đang trong giai đoạn đàm phán kỹ thuật. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã nộp hồ sơ đề nghị mở cửa thị trường cho quả na, thảo quả.

Hiện Việt Nam có 16 mặt hàng rau quả đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: Chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo.

Trong đó, 7 sản phẩm đã có Nghị định thư và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hoàn thiện chuẩn hóa các Nghị định thư cho khoai lang, ớt. Các địa phương có diện tích lớn về ớt, khoai lang và chanh leo cần rà soát cơ sở đóng gói, vùng nguyên liệu để đăng ký cấp mã vùng trồng và cơ sở đóng gói.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đang đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan phía Trung Quốc để mở cửa cho các sản phẩm bơ, bưởi, dứa, na, thảo quả,… Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phối hợp với các địa phương về cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng.

Phượng Uyển
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.