ĐBSCL phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu

Đầu tư và Tiếp thị
09:20 AM 13/07/2022

Nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan, diễn biến dị thường cũng như bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua ngành Nông nghiệp đã tích cực phối hợp với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hỗ trợ nông dân triển khai các mô hình sản xuất phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 18/6/2022 về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng ĐBSCL, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.

Chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐBSCL cần đổi mới tư duy, cách tiếp cận phát triển theo hướng "tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, thích ứng chủ động, chuyển đổi linh hoạt, giá trị nâng cao, nguồn lực công - tư, đời sống chất lượng", triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ.

ĐBSCL phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước.

Vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước

ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Kông; là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước; đóng góp 31,37% GDP toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu; đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. 

Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19, giá trị gia tăng tổng sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt 1,6%; 69,68% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới, 37 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất được thúc đẩy theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết giữa sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư, góp phần phát triển sản xuất, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân.

Tuy nhiên, ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và đầu tư của nhà nước, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đầu tư bài bản, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn hạn chế so với một số vùng. 

ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu, khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn; những yếu kém nội tại của nền sản xuất nhỏ, thiếu hợp tác, liên kết; cơ sở hạ tầng còn bất cập trước yêu cầu sản xuất quy mô lớn, thiếu hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp; các hình thức tổ chức sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp còn bất cập, hiệu quả chưa cao; biến động thị trường khó lường với xu thế tiêu dùng xanh đòi hỏi tiêu chuẩn an toàn ngày càng cao.

Đến năm 2030 "xây dựng vùng ĐBSCL hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao của quốc gia, khu vực và thế giới"

ĐBSCL là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước.

Bởi vậy, mục tiêu thời gian tới là phát triển ĐBSCL nhanh, bền vững; chủ động thích ứng với BĐKH; tạo đột phá nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự xã hội. Tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; xác định "nông nghiệp là động lực, nông dân là trung tâm, nông thôn là nền tảng", "chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp".

Trên cơ sở phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh, ĐBSCL sẽ phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh; gắn kết chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, giữa nông thôn với đô thị.

Phát triển nông nghiệp bền vững, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu

Nhằm chủ động thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường, ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đã chủ động xây dựng những mô hình sản xuất theo hướng thích ứng, hiệu quả và bền vững. Điển hình là mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính. 

Đây là mô hình kiểm soát môi trường nuôi tôm trong nhà kính, không chịu tác động diễn biến thời tiết bên ngoài; sản lượng và chất lượng tôm nuôi tăng cao, đảm bảo cung ứng xuất khẩu. Đặc biệt là mô hình tôm - lúa, được các nhà khoa học khẳng định là thích hợp với BĐKH. Bởi mô hình ít gây tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh, phù hợp với khả năng của đa số nông dân. 

ĐBSCL là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước

Đến năm 2030 "xây dựng vùng ĐBSCL hiện đại, sinh thái, văn minh, phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp xanh, sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao của quốc gia, khu vực và thế giới".

Khi nuôi tôm, nền đất trở nên màu mỡ hơn, giúp cây lúa phát triển mạnh, giảm được chi phí phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật. Ngược lại, sau mỗi vụ lúa, đất được cải tạo, môi trường thuận lợi, thả tôm mau lớn, ít gặp rủi ro về dịch bệnh. Bên cạnh đó, mô hình sản xuất lúa hữu cơ, sử dụng giống lúa chất lượng cao và áp dụng quy trình "1 phải - 5 giảm"…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mục tiêu tới năm 2025, tốc độ tăng GDP nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt trên 3%/năm; tốc độ tăng giá trị chế biến nông, lâm, thủy sản trên 7%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm, thủy sản trên 6%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết trên 30%. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các đề án lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và các hợp tác xã; phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công, thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với xây dựng các trung tâm logistics phục vụ kinh tế nông nghiệp, các khu công nghiệp chế biến nông sản, các cụm công nghiệp - dịch vụ tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực.

Là phần cuối cùng của châu thổ sông Mê Kông, sau hơn 35 năm đổi mới, ĐBSCL đã trở thành vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước; đóng góp 54% sản lượng lúa cả nước, 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 37% sản lượng trái cây, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% kim ngạch xuất khẩu tôm… đảm bảo sinh kế cho hơn 18 triệu người dân trong vùng cũng như đóng góp đặc biệt quan trọng đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. 

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cá Bé giúp cho nhiều địa phương khác ở ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng hưởng lợi rất nhiều trong việc kiểm soát nguồn nước mặn, ngọt; tạo nguồn nước ngọt cho các vùng ven biển, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng chống thiên tai cũng như tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu úng, tiêu chua cải tạo đất phèn, giảm thiểu tác hại của việc xâm nhập mặn vào vùng bán đảo Cà Mau tạo điều kiện thuận lợi cho hàng vạn người dân ổn định sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hoàn thành và đưa vào vận hành trước dự kiến.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé hoàn thành và đưa vào vận hành trước dự kiến.

Theo Lãnh đạo Ban Quản lý Đầu Tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 là dự án lớn, kỹ thuật đặc biệt phức tạp, vùng hưởng lợi và tác động rộng lớn. 

Theo đánh giá của các địa phương trong vùng hưởng lợi, các công trình đã đáp ứng tương đối tốt nhiệm vụ chính của Dự án (kiểm soát ổn định nguồn nước để phục vụ cho yêu cầu sản xuất của các hệ sinh thái nguồn nước khác nhau trong vùng dự án). 

Tại tỉnh Hậu Giang: Mùa khô 2021 - 2022 là năm đầu tiên trong điều kiện nguồn nước tương tự không còn bị mặn xâm nhập từ sông Cái Lớn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt. Còn tại tỉnh Kiên Giang: Vùng sinh thái ngọt hoàn toàn (khoảng 145.600 ha) đã được kiểm soát không bị xâm nhập mặn, vùng sinh thái lợ (chủ yếu mô hình tôm - lúa) đã cơ bản được kiểm soát nguồn nước có độ mặn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản. 

Bên cạnh đó, địa phương không phải đắp hơn 120 đập tạm như các năm trước (tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, giảm ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến giao thông thủy). Trong thời gian vận hành vừa qua, các tác động đều nằm trong dự báo, chưa ghi nhận các tác động xấu đến môi trường.

Đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP nông nghiệp cả nước.

Đồng bằng Sông Cửu Long đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP nông nghiệp cả nước.

Chuyển từ sản xuất sang tư duy và thực hành kinh tế nông nghiệp

Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, thực hiện sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 65% dân cư của vùng. Bước đầu thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng xoay trục sản phẩm chủ lực thủy sản - trái cây - lúa gạo chất lượng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đã hình thành các mô hình chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, hiệu quả, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp - Chuyên gia nghiên cứu độc lập về phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL cho rằng, Nông nghiệp gắn liền với tài nguyên nước, tài nguyên đất và khí hậu. Cả 3 vấn đề này đang là thách thức lớn ở 3 cấp độ, cấp độ nội vùng ĐBSCL, hai là cấp độ khu vực (hạ lưu sông Mê Kông bao gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan) và cấp độ rộng lớn hơn là cấp độ toàn cầu.

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định các đột phá mang tính chiến lược

Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định các đột phá mang tính chiến lược

Theo Tiến sĩ Hiệp, ĐBSCL được xác định là 1 trong 3 đồng bằng chịu tác động nặng nề nhất biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tài nguyên nước với số liệu đo đếm được trong vòng 50 năm qua, khoảng 160 tỷ m3 nước chảy về các vùng sông Tiền, sông Hậu giảm khoảng 40%. Rõ ràng thách thức về nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản ngày càng khan hiếm, chất lượng nước và chất lượng phù sa cũng ít đi. Việc xây chuỗi đập thủy điện, người ta gọi là "túi nước treo trên dòng Mê Kông"; thủy điện, những dự án chuyển nước trên dòng chính được gọi là "chích máu dòng Mê Kông".

Đây không chỉ là những cái riêng lẻ mà tác động tích lũy liên hoàn tạo nên thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, mà bắt buộc ngành Nông nghiệp không thể tiếp cận cách sản xuất cũ (kinh nghiệm nông nghiệp truyền thống) mà phải chuyển đổi sang cách tiếp cận mới (thích ứng thay đổi, chủ động bằng việc sử dụng tốt công nghệ, tăng cường liên kết) đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu và Bản Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định "lấy tài nguyên nước làm cốt lõi, lấy con người làm trung tâm, lấy văn hóa bản địa làm nền tảng" để phát triển trên 3 trụ cột "kinh tế, xã hội và môi trường". 

Nhiều thách thức phải đối mặt, nhưng cũng có thời cơ là chúng ta đang chuyển đổi tư duy, tầm nhìn, cách tiếp cận. Bốn cái mới cũng được xác định trong bản quy hoạch "tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và kỳ vọng tạo ra những giá trị mới".

Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam.

Đồng bằng Sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp cũng nêu ra 4 giải pháp giúp Nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là, phải chuyển từ Nông nghiệp chủ yếu là sản xuất sang tư duy và thực hành kinh tế nông nghiệp (trước đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, vào nước thì ngày nay, chủ động hơn bằng cách thích ứng, ĐBSCL tài nguyên nước mặn cũng là tài nguyên chia ra rất rõ 3 vùng sinh thái tiếp cận theo tài nguyên nước đó là vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn và thích ứng với những tiểu vùng là phát triển cây trồng, vật nuôi thích hợp như: nước ngọt thì các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, một phần của Kiên Giang thì trồng lúa và nuôi thủy sản nước ngọt; vùng nguyên liệu trái cây thì Đồng Tháp, An Giang; vùng nước mặn phát triển chủ yếu là thủy sản và kinh tế biển.

Hai là, thích ứng "thuận thiên" không có nghĩa là để mặc cho tự nhiên mà phải đầu tư chủ động bằng khoa học công nghệ (đầu tư cơ sở hạ tầng về thủy lợi, cơ sở hạ tầng về giao thông, logistics) tất cả những hạ tầng này giúp bổ trợ cho Nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp, lộ trình để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông logistics gắn kết với thủy lợi. 

Ba là nhân lực, rõ ràng đây là điểm yếu của vùng. Làm sao chuyển được phần lớn những người Nông dân ngày xưa chủ yếu sản xuất Nông nghiệp bằng kinh nghiệm truyền thống, thì bây giờ phải là những "doanh nhân nông nghiệp". 

Bốn là, tăng cường liên kết. Liên kết này không chỉ trong phạm vi các tỉnh với nhau hay các tiểu vùng mà là liên vùng với TP Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cửa ngỏ đầu vào cũng như đầu ra của hàng hóa. ĐBSCL đặc biệt thế mạnh Nông nghiệp, Thủy sản; còn TP Hồ Chí Minh thế mạnh đặc biệt là Thương mại, Dịch vụ và Công nghiệp, kể cả hạ tầng giao thông, logistics của TP Hồ Chí Minh, liên kết này sẽ giúp tạo nên được nền Nông nghiệp ĐBSCL phát triển bền vững và hiện đại.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5 Siêu thị và TTTM đua giảm giá, kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4-1/5

“Giảm giá bán - đổi sức mua” là chiến lược chung của siêu thị và TTTM trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Ghi nhận tại các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị, số lượng chương trình, hạn mức khuyến mại trong thời gian này đã được tăng lên để phục vụ nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân.