Để đáp ứng dinh dưỡng trong dự phòng viêm phổi cấp do COVID-19.

Tin y tế
04:24 PM 07/12/2020

Trước hết, ta cần phải duy trì bắt buộc 3 bữa ăn trong một ngày vào các thời điểm sáng , trưa và tối. Ăn đủ chất là điều kiện rất cần thiết và uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm. Đó là một số trong rất nhiều nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà các chuyên gia y tế đang khuyến cáo chúng ta nên theo.

bài cho chuyên mục An toàn thực phẩm

Để đáp ứng dinh dưỡng trong dự phòng viêm phổi cấp do COVID-19.   - Ảnh 1.

Tất cả những nguyên tắc nói trên vì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, đó là mục tiêu chiến lược đối với mỗi con người để có thể chống chọi với thần chết trong mùa dịch COVID-19. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng thông qua các bữa ăn hàng ngày. Nhiều người Việt có thói quen duy trì 03 bữa chính trong ngày (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối). Tuy nhiên, một số người còn bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Những thói quen này khiến cho tổng năng lượng qua bữa ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể, khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh. Để cung cấp đủ năng lượng qua các bữa ăn hàng ngày, chúng ta cần đảm bảo không bỏ bữa, ăn đủ 03 bữa chính, và lưu ý ăn thêm bữa phụ giữa giờ (sữa, sữa chua, hoa quả, đậu/đỗ/hạt ngũ cốc rang/sấy). Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh.

Ăn đủ đạm

Để đáp ứng dinh dưỡng trong dự phòng viêm phổi cấp do COVID-19.   - Ảnh 2.

Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm chứa giàu đạm

Khi muốn dán cái phong bì thì chúng ta cần phải có hồ. Khi bị thương, chúng ta cũng cần "hồ" để "dán", đó là chất đạm (Protein). Chất đạm còn cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những binh lính trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập cơ thể. Một chế độ ăn đủ đạm (protein) có vai trò rất quan trọng giúp cơ thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp nhanh lành bệnh. Đạm (protein) có nhiều trong các loại thực phẩm sau: thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Mỗi người cần ăn 5-6 phần đạm (protein)/ngày. Mỗi phần đạm (protein) tương đương 40g thịt/cá/ tôm, 1 quả trứng gà/vịt, 1 bìa đậu phụ, 1 cốc sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn, sử dụng đạm từ cả nguồn động vật và thực vật để đạt tổng số đạm (protein) cơ thể cần mỗi ngày.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường miễn dịch trong bữa ăn hàng ngày. tTực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiều Vitamin A và Caroten (gan, trứng, khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/súp lơ...). Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin C (như cam, bưởi, ổi.), các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm (như đậu, đỗ, hạt hạnh nhân, thịt heo, thịt bò, hàu, sò.). Trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo bò là những thực phẩm chứa nhiều Selen... Để bổ sung các loại vitamin A và omega-3, chúng ta cần ăn nhiều cá và các loại hải sản. Cá nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Vitamin A và omega-3 đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch đường hô hấp. Có thể dùng viên dầu cá uống bổ sung hàng ngày. Ngoài ra các loại hải sản còn là nguồn cung cấp kẽm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại rau, củ gia vị nhiều hóa thực vật và tinh dầu như hành, tỏi, gừng, sả, chanh, và các loại rau thơm (bạc hà, kinh giới, tía tô...) trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng tăng cường tính kháng khuẩn cao. Có thể uống viên tinh dầu tỏi hoặc 1-2 nhánh tỏi tươi, nước gừng ấm, nước chanh sả ấm để bổ sung sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, đối với những người cao tuổi, trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, người thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng nên bổ sung các chế phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng và đạm, ví dụ sữa nước hoặc sữa bột tùy theo độ tuổi và bệnh lý nếu có. Mỗi ngày bổ sung không quá 500 calo, tương đương 2 cốc sữa.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày chúng ta nên uống không dưới 1500ml nước ấm. Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. Uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày. Lưu ý một số đối tượng như trẻ em và người cao tuổi cần bổ sung nước thường xuyên chứ không đợi cảm giác khát mới uống.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Ăn chín, uống sôi. Các loại thịt, cá, trứng phải được nấu chín hoàn toàn. Để riêng thực phẩm sống, chín. Thực phẩm tươi chưa sử dụng phải cất ngăn đá tủ lạnh. Thực phẩm đã nấu chưa ăn ngay phải cất ngăn mát tủ lạnh. Rửa tay trước khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bề mặt có nguy cơ. Hạn chế ăn hàng quán. Hạn chế bia rượu, tiệc tùng, tụ tập đông người, để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh do virus Corona truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm.

Ngoài ra, không nên ăn kiêng nếu sức khỏe bình thường mà hãy ăn đa dạng nhiều thực phẩm có màu sắc và dinh dưỡng phong phú. Cố gắng ăn không dưới 15 loại thực phẩm mỗi ngày, kể cả gia vị. Hạn chế đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ngọt (những thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng, nhưng gây đầy bụng khó tiêu, không cung cấp đủ đạm và các vitamin cơ thể cần cho hệ miễn dịch).

Theo Hướng dẫn dinh dưỡng (Hỗ trợ dự phòng và điều trị bệnh viêm phổi cấp do COVID-19) do TS.BS.Nguyễn Thanh Hà cùng các cố vấn: PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, TS. Phạm Duy Tường… biên soạn.

Ngọc Kha
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.