Để làng nghề mộc Thượng Mạo phát triển bền vững
Làng nghề mộc Thượng Mạo (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) từ lâu đời đã là nghề trụ cột của nhiều hộ gia đình, mang lại doanh thu kinh tế, làm đổi thay đời sống của người dân trong và ngoài vùng. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề một cách bền vững là điều trăn trở của rất nhiều người dân nơi đây.
Làng nghề mộc truyền thống
Theo các bậc cao niên trong làng kể lại, mảnh đất Thượng Mạo ngày nay được hình thành từ năm 36 sau công nguyên. Thời kỳ ấy, người dân trong vùng chủ yếu độc canh cây lúa, nạn đói kém, mất mùa thường xuyên vì thế đời sống bà con trong vùng hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Với mong muốn đưa dân làng thoát khỏi nạn đói, các bậc cao niên trong làng đã cất công khắp nơi kiếm tìm thầy giỏi về dạy nghề cho dân.
Nhờ sự chỉ bảo tận tình của cụ Tổ nghề, nhân dân trong vùng ngày đêm học mộc, vì thế tay nghề của các vị tiền nhân ngày càng tinh thông về chạm khắc, thành thạo về mực thước. Từ những sản phẩm thủ công ban đầu là gỗ, giường, tủ… những người thợ Thượng Mạo đã nâng cao tay nghề và chuyển sang xây dựng đình chùa, miếu mạo, nhà thờ theo kiến trúc cổ xưa. Nhiều công trình do chính những người thợ "Xốm" Thượng Mạo thiết kế như Đình làng Đơ, Đình Khương Thượng, Đình Đông Lao, Đình Văn Phú, Đình Khê Tang, Đình làng Thượng Mạo…vẫn vẹn nguyên giá trị. Trong số các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thời ấy, Cây quán Tày đã trở thành biểu tượng, vật báu của làng mộc. Đây là sản phẩm do chính những người thợ Xốm chế tác và được đưa vào kinh dự thi. Để nhớ về công lao của người thợ Xốm, dân làng đã đem Cây quán Tày thờ tự ở nhà thờ tổ. Và cái tên "thợ Xốm" cũng ra đời trong bối cảnh đó.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, làng gỗ Thượng Mạo được lưu truyền qua các thế hệ và không ngừng phát triển cho đến ngày nay. Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo có diện tích đất tự nhiên trên 105.000m2. Có trên 632 hộ dân với 2.185 nhân khẩu, trong đó có gần 390 hộ sản xuất kinh doanh làm nghề mộc và trên 1.125 lao động. Hội có 139 hội viên. Năm 2009, Hội được UBNDTP Hà Nội công nhận làng nghề, đặc biệt có nhà thờ tổ nghề luôn được duy trì tế lễ giỗ tổ vào ngày 11/10 âm lịch hàng năm.
Ông Nguyễn Quang Thoại - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Mộc cho biết: Các sản phẩm sản xuất tại làng nghề mộc Thượng Mạo rất đa dạng, bao gồm: trang trí nhà thờ, bàn tự, trang trí nội thất giường, tủ, bàn, ghế, cầu thang, khuôn cửa, đồ mỹ nghệ chạm, khắc như đồ thờ nhà thờ, đình, chùa, miếu... Một số công trình lớn trong và ngoài nước đều được những nghệ nhân làng nghề điêu khắc. Tác phẩm của Mộc Thượng Mạo được nhiều người dân ưa chuộng qua từng đường nét sắc sảo, tinh tế, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật với nhiều chất liệu như: gỗ Nam Phi; gỗ xoan, mít, gụ, hương, trắc...
"Làng nghề còn sống cho đến đời nay không những là do giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của đất nghề, kinh nghiệm nghề của thế hệ trước để lại mà còn là những sản phẩm tinh hoa chứa đựng sự khéo léo, tinh xảo, đánh dấu sự phát triển thành công của những bàn tay nghệ nhân lành nghề. Nghề mộc đã nuôi lớn biết bao con người ăn học, đỗ đạt thành tài", ông Thoại tự hào cho biết thêm.
Để làng nghề phát triển bền vững
Không phủ nhận sự thay đổi rõ rệt về kinh tế mà nghề truyền thống đem lại cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, đi đôi với việc kinh tế phát triển, làng mộc Thượng Mạo đang phải đối mặt với những khó khăn như ô nhiễm môi trường, thiếu mặt bằng sản xuất.
Ông Nguyễn Quang Thoại, Chủ tịch Hội làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo cho biết: Việc sản xuất ở đây khó khăn nhất là về cơ sở hạ tầng, hệ thống đường xá chật, không đáp ứng được việc đi lại cũng như sản xuất của nhân dân. Ngoài ra, việc sản xuất chủ yếu diễn ra tại hộ gia đình nên không đáp ứng được mặt bằng sản xuất. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ, phải trải qua các công đoạn xẻ, bào, phay, đục, phun sơn... trong quá trình làm người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm. Do làm tại sân của gia đình, tại khu dân cư nên sức khỏe của trẻ nhỏ, người già... cũng phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn ô nhiễm này.
Chính vì thế, người dân Thượng Mạo mong muốn có được sự quan tâm của cả hệ thống chính quyền, quy hoạch cho làng nghề nơi đây một cụm công nghiệp tạo điều kiện giúp người dân vừa giữ được nghề truyền thống, vừa đảm bảo hài hòa giữa yếu tố phát triển kinh tế, gắn liền với bảo vệ môi trường.
Được biết, để làng nghề phát triển bền vững, cùng với việc đề ra các giải pháp cụ thể, UBND phường Phú Lương đã có văn bản đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm có khảo sát quy hoạch đất làng nghề để ổn định sản xuất, tránh ô nhiễm môi trường độc hại hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
UBND Phường Phú Lương báo cáo và đề xuất vị trí nghiên cứu, đề nghị bổ sung quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cà các quy hoạch liên quan nhằm thiết lập cụm công nghiệp làng nghề Mộc Thượng Mạo tại khu đất đồng Sau Cầu, Nam Ninh, Hai Mẫu Chín, Thủ Từ, Triệu Sậy, Cổng Trung, Mõ Hạc, Trõ Lúa, Cầu Mõ, Ó Bờ Cừ nguồn gốc đất nông nghiệp của các xã viên HTX Hồng Phong, HTX Vạn Xuân và HTX Động Lãm đang canh tác với quy mô khoảng 20 ha; theo quy hoạch phân khu S4 đã được UBND TP phê duyệt, khu đất thuộc ô quy hoạch 19 vơi chức năng đất công cộng, cây xanh; đất nhóm nhà ở xây dựng mới.
Quang LộcGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.