Để tăng cường sức khỏe và phòng chống dịch
Mùa đông luôn là thời gian thách thức đối với sức khỏe của con người. Mùa đông năm nay được dự báo là sẽ khắc nghiệt hơn các năm trước, Thêm vào đó làn sóng dịch bệnh do COVID-19 đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới với biến chủng mới có sức lây nhiễm tăng tới 70%. Trong hoàn cảnh vaccine còn đang là vấn đề hết sức nan giải, nhất là đối với các nước nghèo thì rõ ràng các biện pháp nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng hạn chế lây nhiễm dịch bệnh vô cùng quan trọng.
Mùa đông luôn là thời gian thách thức đối với sức khỏe của con người. Mùa đông năm nay được dự báo là sẽ khắc nghiệt hơn các năm trước, Thêm vào đó làn sóng dịch bệnh do COVID-19 đang hoành hành ở nhiều nước trên thế giới với biến chủng mới có sức lây nhiễm tăng tới 70%. Trong hoàn cảnh vaccine còn đang là vấn đề hết sức nan giải, nhất là đối với các nước nghèo thì rõ ràng các biện pháp nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe, tăng cường khả năng hạn chế lây nhiễm dịch bệnh vô cùng quan trọng.
Có sách từng dạy: Trân trọng sức khỏe - Tận hưởng sức khỏe - Sáng tạo sức khỏe. Đây là công việc cần làm thường xuyên, đều đặn và trong thời điểm đặc biệt này cần được quan tâm hết sức, cần được đặc biệt chú ý hàng đầu.
Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người, và bác sỹ tốt nhất là chính mình, đó là ý niệm nổi tiếng của danh y Hy Lạp lừng danh thế giới. Thực tiễn hàng nghìn năm nay đã chứng minh: Cơ thể con người có khả năng tái tạo cực mạnh, chỉ cần giữ chúng ở trạng thái tốt nhất. Người bạn có sẵn một sức đề kháng, nó đóng vai trò thầy thuốc cho chính cơ thể của bạn. Giữ tâm trạng bình ổn, thường xuyên đi bộ tập thể dục, ăn uống hợp lý, cai thuốc, bớt rượu là giải pháp tăng cường sức khỏe rất đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm được.
Rất cần chú ý tới lời dặn "Ba cái nửa phút" là: Sau khi thức dậy, đừng vội rời khỏi giường. Hãy nằm im trên giường nửa phút, ngồi dậy nửa phút, giữ tư thế thò chân xuống giường ngồi thêm nửa phút. Cơ sở khoa học của lời khuyên này xuất phát từ việc nghiên cứu điện tâm đồ. Thực tế cho thấy nhiều người bị nhồi máu cơ tim vào ban đêm, trong khi điện tim của họ lúc ban ngày hoàn toàn bình thường. Tại sao lại có sự co thắt đột ngột này? Nguyên nhân chủ yếu là do họ thức dậy rồi rời khỏi giường quá gấp, dẫn tới huyết áp bị tụt, não thiếu máu dẫn đến tim ngừng đập. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới "ba cái nửa giờ" giúp bạn vui khỏe, đó là tập thể dục sáng nửa giờ, ngủ trưa nửa giờ và đi bộ nửa giờ vào chiều tối.
Việc cung cấp đủ nước sạch cho cơ thể cũng cần được chú ý nhiều hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nước khi được đun sôi 1000C trong 5 phút thì đã tiêu diệt hết các vi khuẩn, song để nguội trong khoảng 2 giờ sau thì trong nước đã xuất hiện vi khuẩn trở lại. Bởi vậy cần uống hết nước lọc trong ngày, không nên để qua đêm. Uống nước vào đầu giờ sáng cũng tốt, xong cần uống từ từ. Tốt nhất là rót một chút nước nóng trong phích vào cốc, chậm rãi đưa lên để tận hưởng hơi nước nóng, rồi nhẹ nhàng thổi đều cho tới khi hơi nóng chạm vào mặt giảm dần, xong từ từ uống từng ngụm nước ấm.
Trước lúc đi xa, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện kính mến của chúng ta đã tâm sự: Điều quý giá nhất mà tôi có thể để lại giúp cuộc đời chính là bài vè dạy cách thở dưỡng sinh. Cách đây mấy chục năm, tôi có may mắn được gặp bác, được chơi bóng bàn và đá cầu với bác cùng anh em tại Nhà xuất bản Ngoại Văn trên phố Trần Hưng Đạo. Khi đó bác đã nhiều tuổi, ngực lõm sâu vì đã bị cắt gần hết phổi, song bác thở rất ổn định, chơi thể thao khá dẻo dai. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp, tốt nghiệp bác sỹ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, bác bị lao phổi nặng, phải vào Bệnh viện nổi tiếng ở Pháp điều trị. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến năm 1948, bác phải chịu 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái. Khi đó các bác sỹ Pháp nói ông chỉ có thể sống được hai năm nữa thôi. Với khát vọng sống mãnh liệt, ông đã tìm đọc đủ loại sách, nghiền ngẫm, tổng hợp, suy luận và rồi ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả là ông đã sống thêm được 50 năm. Đến tận năm 1997, ông mới bình thản từ giã cõi đời này ở tuổi 85. Bài vè 12 câu dạy thở của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện vô cùng dễ nhớ, dễ luyện:
Thót bụng thở ra. Phình bụng thở vào
Hai vai bất động. Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều. Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào. Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm. Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được. Lúc nào cũng được!
Mấy chục năm qua, hàng vạn người đã sống khỏe, sống vui vì đọc được và làm theo bài vè này.
Hiện nay dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn biến vô cùng phức tạp. Đây chính là lúc chúng ta cần hết sức cảnh giác, xong cũng cần hết sức bình tĩnh tìm hiểu, áp dụng những giải pháp thích hợp, vốn sẵn có trong tri thức nhân loại. Việt Nam là một nước có nhiều kinh nghiệm và giải pháp thích hợp đã từng được áp dụng sâu rộng trước đây. Đó là kinh nghiệm sử dụng tiếng hát, lời ca để sống vui, sống khỏe.
Như mọi người đều biết, từ thuở xa xưa, âm nhạc đã được sử dụng vào việc chữa bệnh. Trong Kinh Thánh cũng có ghi lại câu chuyện chàng thanh niên David dùng âm nhạc chữa bệnh cho nhà vua, giúp vua dịu bớt nỗi khổ, cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn.
Vào những năm 1950, tại Mỹ, một nghiệp đoàn của các nhà trị liệu bằng âm nhạc đã ra đời, dần phát triển và tới nay đã có trên một vạn thành viên được cấp bằng hành nghề trị liệu bằng âm nhạc. Tại các nước Đức, Anh, Austraulia, Brazil… các chuyên viên trị liệu âm nhạc có mặt tại nhiều cơ sở để phục vụ và chăm sóc bệnh nhân, nhất là những người cao tuổi và những người mắc bệnh tâm thần. Trên thực tế, liệu pháp âm nhạc làm tăng tác dụng của những liệu pháp điều trị bằng thuốc. Tại Việt Nam, một Bệnh viện điều trị bằng âm nhạc vừa được ra mắt ở Thành phố Hồ Chí Minh cách đây ít lâu.
Qua hàng chục năm nghiên cứu công phu giờ đây người ta đã thấy được âm nhạc có tới 10 tác dụng tốt cho sức khỏe của con người. Ngoài tác dụng bổ ích cho tinh thần, âm nhạc còn cải thiện cả thể chất của người nghe. Khi được nghe những bản nhạc thích hợp từ nửa giờ trở lên, kháng thể trong con người dần dần tăng lên, đặc biệt là kháng thể Globulin A. Điều này giúp con người phòng tránh được nhiễm khuẩn tiêu hóa, phổi cùng bề mặt niêm mạc và đặc biệt là bệnh ung thư. Khi nghe nhạc Jazz êm dịu, con người sẽ ăn ít hơn, chậm hơn, rất thích hợp cho hàng triệu bệnh nhân tiểu đường và béo phì. Khi nghe nhạc cổ điển khoảng 45 phút, người nghe sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn vì các cơ được thư giãn, suy nghĩ lo âu dần tan biến.
Trong quá trình tự nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại dịch bệnh bằng liệu pháp âm nhạc cần đặc biệt chú ý tới việc xây dựng một danh sách các bài hát, bản nhạc mình yêu thích của riêng mình. Hiện nay khoa học và công nghệ đã phát triển sâu rộng nên việc tìm ghi những bài hát, bản nhạc ưa thích rất dễ dàng. Hàng ngày, mỗi người nên thường xuyên nghe những bài hát, bản nhạc yêu thích của riêng mình với âm lượng vừa đủ. Chắc chắn sức khỏe tinh thần, thể chất và sự chống chịu dịch bệnh sẽ được tăng cường. Danh sách bài hát và bản nhạc được yêu thích có thể là: Giọng ca của NSUT Thúy Lan với bài "Đất nước tình yêu" và "Chiều biên giới", giọng hát của NSUT Bích Việt với bài "Đất nước bên bờ sóng", giọng ca của NSUT Tuyết Thanh với bài "Bài ca Hà Nội", giọng ca của NSND Thanh Hoa ở bài "Tàu anh qua núi", NSUT Trần Tựa với bài "Thơ tình của núi", NSND Hồng Nhung với bài "Nhớ về Hà Nội" và bài "Mẹ hãy mang con theo cùng", NSND Mỹ Tâm với bài "Thành phố tình yêu và nỗi nhớ", NSUT Ái Xuân qua bài "Xuân chiến khu" cùng các bản nhạc "Sóng Đa nuýp", "Phiên chợ Ba Tư", "Nhạc buồn Sô Panh" hay các bài hát "Mặt trời của tôi" của Robetino, các bài hát của NSND Lê Dung bài "Người yêu dấu ơi" do NSND Ngọc Tân thể hiện, bài "Thuyền và Biển" do NSND Quang Lý hát…
Trong giai đoạn đặc biệt này, âm nhạc chắc chắn sẽ là bạn đồng hành quý báu giúp chúng ta sống khỏe hơn, vui hơn và chiến thắng dịch bệnh.
Trần Đình TuấnNgân hàng Phát triển châu Á (ADB) duy trì quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 và nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2025 lên 6,6%.