Đề xuất 2 phương pháp định giá đối với hàng hóa do Nhà nước định giá
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Theo đó, 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh. Thông tư này quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Giá 2023.
Trường hợp khi áp dụng phương pháp định giá chung có nội dung đặc thù cần hướng dẫn, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND cấp tỉnh đề xuất nội dung cụ thể cần hướng dẫn gửi Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn thực hiện.
Hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Giá 2023 và hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền quy định.
Dự thảo thông tư quy định, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá quy định tại thông tư này bao gồm 2 phương pháp định giá là phương pháp chi phí và phương pháp so sánh.
Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.
Căn cứ đặc tính và giá trị của hàng hoá, dịch vụ, điều kiện về sản xuất kinh doanh, cung ứng, thị trường, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ cần định giá, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập phương án giá, cơ quan được giao thẩm định phương án giá lựa chọn áp dụng 1 phương pháp định giá là phương pháp so sánh hoặc phương pháp chi phí để lập, thẩm định phương án giá.
Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để xác định giá thành sản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chi không được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan.
Các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước bảo đảm; các chi phí đã được tính trong giá sản phẩm, dịch vụ khác của tổ chức, cá nhân.
Huyền My (t/h)Đà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.