Đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì?

Giáo dục
10:38 AM 12/11/2021

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia là căn cứ quan trọng để đánh giá tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng nên dịch bệnh khó khăn mấy cũng không thể bỏ.

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phản ánh một số trường Đại học tranh thủ thu hút nhiều sinh viên để có chi phí, từ đó chất lượng đào tạo không đảm bảo, sinh viên ra trường không có việc làm. “Nên chăng có yêu cầu cam kết của các trường đại học về vấn đề việc làm cho sinh viên sau khi ra trường không?", ông Hoà chất vấn.

"Tình hình dịch bệnh sẽ kéo dài, gây bất ổn tâm lý xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng, tâm lý học sinh, sinh viên. Có thể đã đến lúc bỏ kỳ thi THPT quốc gia như vừa qua Bộ đã áp dụng cho một số tỉnh thành vì dịch bệnh nhiều. Vì cùng một quốc gia mà nơi thi, nơi không thì tạo ra sự không công bằng?", đại biểu Hòa hỏi thêm.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Việc yêu cầu các trường ký cam kết sẽ khó khả thi.

Đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

"Việc tuyển dụng cũng không nằm trong tay của nhà trường. Ngay cả doanh nghiệp, cũng khó có thể khẳng định là ký hợp tác tuyển dụng bao nhiêu nhân lực", ông nói và nhấn mạnh, cần tăng cường mối liên kết giữa nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, nhà trường.

Về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm ngoái Bộ GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thành nhiều đợt. Trong đó, có một nhóm hơn 2000 học sinh tại khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Đông vì lý do dịch bệnh đã xin phép đặc cách. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định trước mắt việc thi THPT quốc gia vẫn cần thiết.

Đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia: Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói gì? - Ảnh 2.

Theo Bộ trưởng GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đã được luật hoá và Bộ GD&ĐT thực hiện theo quy định của luật. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng có nhiều tác dụng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và hiện vẫn là một trong cá căn cứ để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Năm 2022, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu phương án thi, thậm chí còn linh hoạt hơn để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Căn cứ vào tình hình, các tỉnh thành phố hoặc nhóm tỉnh thành phố có thể có lịch thi linh hoạt hơn năm 2021.

Hiện Bộ GD&ĐT đang xây dựng phương án ngân hàng đề thi mang tính tổng hợp và theo hướng cho phép thi thành nhiều đợt hơn; thậm chí mỗi tỉnh có một kế hoạch thi.

"Tuy nhiên, đây là phương án bất đắc dĩ. Nếu kỳ thi được tổ chức thành 1 đợt vẫn là tối ưu nhất", ông nêu rõ và chốt lại vấn đề: "Trước mắt, việc tổ chức thi vẫn là cần thiết. Kỳ thi đã được luật hoá và Bộ đang thực thi theo quy định của pháp luật", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.