Đề xuất chuyển sân bay Tân Sơn Nhất ra Củ Chi, xây dựng sân bay nhỏ ở Cần Giờ, Thủ Đức
Đó là một trong những ý kiến đề xuất của Sở GTVT trong Hội nghị góp ý về quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, sân bay vùng TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện Tổng Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Vụ Kế hoạch Đầu tư – Bộ Giao thông vận tải; Đại diện các Sở Giao thông vận tải các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam gồm (Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu); Các thành viên Hội đồng tư vấn giao thông đô thị Thành phố và các đơn vị có liên quan.
Hội nghị được nghe ý kiến góp ý từ các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các chuyên gia, đại diện các Sở Giao thông vận tải các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Hội đồng tư vấn giao thông đô thị Thành phố; các Sở ngành, quận huyện, đơn vị thuộc Thành phố có liên quan có ý kiến góp ý đối với 03 đồ án Quy hoạch gồm: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, sân bay để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố có ý kiến góp ý cho Bộ Giao thông vận tải.
Theo thông tin từ Báo Tuổi trẻ, tại hội nghị ông Vương Quang Hưng - trưởng phòng xây dựng Sở Giao thông vận tải TP.HCM đưa ý kiến ra thảo luận sân bay Tân Sơn Nhất đang nằm trong lõi trung tâm TP, về lâu dài có nên nghiên cứu quỹ đất để dời ra bên ngoài, chẳng hạn như ở Củ Chi để kết nối thuận lợi với cao tốc hay không? Còn ở huyện Cần Giờ tương lai sẽ phát triển dịch vụ, du lịch, nên chăng bổ sung sân bay trực thăng ở Cần Giờ...
"Ngoài ra, một số khu vực như Củ Chi, Thủ Đức cũng cần bổ sung sân bay trực thăng phục vụ cứu hộ cứu nạn. Đây là cuộc họp góp ý về quy hoạch, các chuyên gia thảo luận thêm để tương lai chúng ta xây dựng mạng lưới giao thông tốt hơn", ông Hưng nói.
Còn theo TS Lương Hoài Nam, Chuyên gia giao thông, sắp tới, TP.HCM cần tính toán đến việc kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành. Do đó, việc có tuyến đường sắt kết nối hai sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành là vô cùng quan trọng và chúng ta cần tính toán để việc khai thác, kết nối hai sân bay được hiệu quả, thu hút người dân tham gia.
"Nếu cần đầu tư cho hệ thống sân bay thì khu đô thị Cần Giờ cũng cần thiết có một sân bay nhỏ để trực thăng, máy bay nhỏ dễ dàng di chuyển tới khu đô thị này trong tương lai. Tương tự, nếu chúng ta phát triển khu đô thị tại TP Thủ Đức thì chí ít cũng cần có sân bay chuyên dụng để kết nối với các đơn vị.
Tôi đề nghị các đơn vị tư vấn làm việc với nhau để sớm đề ra các quy hoạch sân bay chuyên dùng, đường băng dưới 2 km, tư nhân có thể đầu tư để đảm bảo nơi nào cũng có sân bay. Chúng ta cần ủng hộ các địa phương sớm đầu tư sân bay, với vốn xã hội hóa mà không phải vốn nhà nước" - TS Nam nhấn mạnh.
Lan Nhi (Tổng hợp)Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.