Đề xuất dừng cấp chủ trương đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chưa triển khai

Tài chính - Đầu tư
10:09 AM 14/02/2022

Dự án có trong Quy hoạch Điện nhưng tới ngày 26/1/2022 chưa triển khai được đề nghị dừng cấp chủ trương để chờ rà soát, xây dựng Quy hoạch điện VIII. Trong số 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN, có đến 62 dự án không kịp vận hành thương mại (COD) trước khi chính sách khuyến khích hết hạn.

Mới đây, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Các địa phương tạm dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt nhưng chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022, để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đề xuất dừng cấp chủ trương đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chưa triển khai - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đàm phán với chủ đầu tư các dự án đã được phê duyệt, đã có Chủ trương đầu tư đến thời điểm 26/1/2022 nhưng chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT) để xác định giá mua bán điện trong khung giá phát điện do Bộ ban hành.

Trước đó, EVN vừa báo cáo Bộ Công thương về kết quả COD các dự án điện gió đến hết ngày 31/10/2021. Theo đó, mới chỉ có gần 60% số dự án và phần dự án đã đi vào vận hành thương mại (COD) từ năm 2011 đến ngày 1/11/2021 với tổng công suất xấp xỉ 4GW trong tổng số 8,2GW đã ký hợp đồng với EVN để hưởng giá ưu đãi (FIT) 8,5 cent/kWh (1.927 đồng) với điện gió trên đất liền và 9,8 cent/kWh (2.223 đồng) với điện gió ngoài khơi. Trong đó có 15 dự án đã COD được một phần công suất là 325,15 MW và tổng công suất chưa COD là 1.031,1 MW. 

Các dự án về đích kịp tiến độ chủ yếu là các dự án trên bờ, dưới biển trải dài từ Quảng Bình vào Cà Mau. 

Tình hình cũng không mấy khác biệt đối với các dự án điện mặt trời khi tới hết năm 2020, có 148 dự án được công nhận COD với tổng công suất 8.652,9 MW, chỉ chiếm hơn một nửa so với công suất đã được bổ sung quy hoạch là 15.400 MW. 

Trong năm 2021 EVN cũng đã đẩy mạnh rà soát lại hàng trăm dự án điện mặt trời để không bỏ sót các trường hợp gian lận, ngăn chặn nguy cơ gây vỡ quy hoạch năng lượng tái tạo khi điện mặt trời phát triển ồ ạt.

Hương Thảo
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.